This is the world of Coc Ghe and her eternal partner - Chong Beo. He may not know what is included in the content, because his English is so bad, but these pages will be set for him, for our relationship, for my life, my family, and things around me and ours. Welcome!
Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013
Thư gửi bố bạn Mun Min
Thân gửi bố các bạn Mun, Min
Cuộc sống là những lựa chọn, và từ khi chọn bố Mun Min, đến 95% thời gian mẹ hài lòng với lựa chọn của mình.
5% là những ngày như hôm nay.
Hôm nay là ngày như cái ngày Bố Mun Min hỏi mẹ là "cái tôi của mẹ đi đâu mất rồi?"
Lấy nhau rồi sinh con, cuộc sống cứ thế tiếp diễn. Hai đứa trẻ ra đời, cuộc sống có bao thay đổi. Từ chỗ 2 vợ chồng thích gì ăn nấy, thích đâu chơi đấy, kế hoạch du lịch còn sắp xếp 1 năm phải 1 chuyến đi xa vài chuyến đi gần. Cho tới nay thì cuộc sống dường như thu hẹp lại, chẳng còn thế giới, chẳng còn đại dương với cả Himalaya, đến cả Fanxiphang giờ cũng đã là một mơ ước xa vời dường như chẳng bao giờ còn thực hiện được. Hiện giờ, thế giới của mẹ chỉ là chợ/cháo cho con, trường/cô của con, bà/người trông con, địa điểm/trường học của con, công ty của mẹ, tiền/tiết kiệm cho con, sức khỏe/bác sỹ của con, bệnh viện của con, bảo hiểm y tế cho con, hàng xóm/bạn bè của con. Và bố thì mẹ cũng đoán nhân sinh quan thế giới quan của bố đã khác đi nhiều, mà nguyên nhân sâu xa, tất cả đều vì tương lai của các con mà phấn đấu.
Và để dung hòa các mối quan hệ, để tạo một môi trường hòa bình yên ả nhất cho các con, càng ngày mẹ càng thấy mình hay dĩ hòa vi quý, mẹ ít nói đi, ít ý kiến riêng đi. Và cũng vì mẹ không còn thời gian để nghĩ về các vấn đề cũ như là: Mẹ muốn đi đâu, mẹ đang thích gì. Vì câu trả lời luôn là: mẹ muốn đi đâu để các con được vui chơi khỏe mạnh, mẹ thích mọi thứ khiến các con và gia đình được vui vẻ hạnh phúc.
Đến 1 ngày bố hỏi mẹ là " Cái tôi của mẹ đi đâu rồi?" Bố không muốn nói chuyện với mẹ, vì mẹ làm gì còn nhiều ý kiến riêng, vì cứ khi các con ngủ là mẹ đã ngáy khò khò.
Và lại đến 1 ngày, mẹ bức xúc nói chuyện với bố, mẹ thể hiện quan điểm cá nhân, đòi hỏi cá nhân, thì bố bảo mẹ là "Bố đau đầu lắm, bố chỉ muốn mọi chuyện nhẹ nhàng, không phải lo lắng gì, để dành bận tâm cho công việc" Và mẹ lại âm thầm với nỗi bức xúc của mình, lại như mọi lần, tìm cách dẹp nó đi, cái tôi chẳng là ai cả, nó chẳng là gì hết, mọi việc nó phải làm là trốn sạch đi, để mẹ và bố được sống hạnh phúc thanh thản chẳng phiền lòng vì cái gì. Bởi vì, chẳng có mâu thuẫn nào mà sự hy sinh lại không giải quyết được cả. Thế phải không bố? Thế rồi một ngày nào, bố đừng hỏi mẹ: Tại sao, cái tôi của mẹ không còn nữa??
Cuộc sống là những lựa chọn, và từ khi chọn bố Mun Min, đến 95% thời gian mẹ hài lòng với lựa chọn của mình.
5% là những ngày như hôm nay.
Hôm nay là ngày như cái ngày Bố Mun Min hỏi mẹ là "cái tôi của mẹ đi đâu mất rồi?"
Lấy nhau rồi sinh con, cuộc sống cứ thế tiếp diễn. Hai đứa trẻ ra đời, cuộc sống có bao thay đổi. Từ chỗ 2 vợ chồng thích gì ăn nấy, thích đâu chơi đấy, kế hoạch du lịch còn sắp xếp 1 năm phải 1 chuyến đi xa vài chuyến đi gần. Cho tới nay thì cuộc sống dường như thu hẹp lại, chẳng còn thế giới, chẳng còn đại dương với cả Himalaya, đến cả Fanxiphang giờ cũng đã là một mơ ước xa vời dường như chẳng bao giờ còn thực hiện được. Hiện giờ, thế giới của mẹ chỉ là chợ/cháo cho con, trường/cô của con, bà/người trông con, địa điểm/trường học của con, công ty của mẹ, tiền/tiết kiệm cho con, sức khỏe/bác sỹ của con, bệnh viện của con, bảo hiểm y tế cho con, hàng xóm/bạn bè của con. Và bố thì mẹ cũng đoán nhân sinh quan thế giới quan của bố đã khác đi nhiều, mà nguyên nhân sâu xa, tất cả đều vì tương lai của các con mà phấn đấu.
Và để dung hòa các mối quan hệ, để tạo một môi trường hòa bình yên ả nhất cho các con, càng ngày mẹ càng thấy mình hay dĩ hòa vi quý, mẹ ít nói đi, ít ý kiến riêng đi. Và cũng vì mẹ không còn thời gian để nghĩ về các vấn đề cũ như là: Mẹ muốn đi đâu, mẹ đang thích gì. Vì câu trả lời luôn là: mẹ muốn đi đâu để các con được vui chơi khỏe mạnh, mẹ thích mọi thứ khiến các con và gia đình được vui vẻ hạnh phúc.
Đến 1 ngày bố hỏi mẹ là " Cái tôi của mẹ đi đâu rồi?" Bố không muốn nói chuyện với mẹ, vì mẹ làm gì còn nhiều ý kiến riêng, vì cứ khi các con ngủ là mẹ đã ngáy khò khò.
Và lại đến 1 ngày, mẹ bức xúc nói chuyện với bố, mẹ thể hiện quan điểm cá nhân, đòi hỏi cá nhân, thì bố bảo mẹ là "Bố đau đầu lắm, bố chỉ muốn mọi chuyện nhẹ nhàng, không phải lo lắng gì, để dành bận tâm cho công việc" Và mẹ lại âm thầm với nỗi bức xúc của mình, lại như mọi lần, tìm cách dẹp nó đi, cái tôi chẳng là ai cả, nó chẳng là gì hết, mọi việc nó phải làm là trốn sạch đi, để mẹ và bố được sống hạnh phúc thanh thản chẳng phiền lòng vì cái gì. Bởi vì, chẳng có mâu thuẫn nào mà sự hy sinh lại không giải quyết được cả. Thế phải không bố? Thế rồi một ngày nào, bố đừng hỏi mẹ: Tại sao, cái tôi của mẹ không còn nữa??
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
Con gái tròn 2 tuổi - Con trai tròn 8 tháng
Vậy là ngày mốt con gái sẽ tròn 2 tuổi. Khi đó, con zai sẽ được 8 tháng 6 ngày. Nhanh quá đỗi là nhanh.
Hành trình 2 tuổi của con gái, mẹ xin ghi nhận những thành tích con đã đạt được như sau:
1. Con có một sức khỏe tương đối tốt, điều này nhờ công lao rất lớn của 2 bà, chăm bẵm con từ những ngày đầu tiên. Cũng nhờ bản thân con tự cố gắng, con chịu ăn cả những đồ mẹ nấu...:D
2. Con là một cô bé ngoan. Con chịu hợp tác, con tuân theo một chu trình sinh hoạt mà người lớn tạo cho con, con biết nghe lời chỉnh của bố mẹ, chú gì mỗi khi con làm gì chưa đúng chưa hay. Con mở các nắp lọ thuốc (đã hết), mẹ chỉ dặn khi nào chơi xong con nắp lại cho mẹ, và bẵng đi một lúc mẹ nhìn thấy các nắp lọ đều được để đúng vào từng lọ, mặc dù con chưa biết xoáy chặt chúng vào. Buổi sáng dậy con cho mẹ đánh răng, buổi tối đi ngủ con cho mẹ đóng bỉm, mẹ không đóng con còn yêu cầu mẹ đóng bỉm để đi ngủ. Đi đường chỗ bụi mẹ bảo con nhắm mắt vào, rồi mẹ nghe thấy tiếng con bảo "nhắm mắt rồi", và mẹ nhìn thấy con nhắm tịt qua gương. Sáng dậy con hầu như không khóc, không càu nhàu, không bao giờ mè nheo gì lâu.
3. Con là một cô bé sinh động và luôn vui vẻ. Con luôn làm cả nhà vui vì sự sinh động hoạt bát của mình. Con thích nghe nhạc và hát theo bài hát. Con cũng thích nhẩy theo các ca sỹ. Ca sỹ con đang rất thích là Xuân Mai và chú Psy của Gangnam Style. Khi biết được đi chơi, con luôn chạy ra và hào hứng đi đôi dép mẹ đặt tên là Gangnamstyle của mình. Sau đó yêu cầu mẹ bế một cách rất đáng yêu, tất nhiên luôn phải trả công mẹ bằng đủ các nụ hôn lên má mắt mũi môi....
4. Con là một cô bé biết yêu thương người khác. Khi cả nhà ăn cơm mà bố hay mẹ chưa sang, con kéo tay từng người để ngồi vào mâm cơm. Khi mẹ gọt táo đưa cho con 1 miếng mà dì chưa có, con cầm miếng táo ra nhét vào tay dì bằng được. Con đã biết nhường mẹ cho em Min và biết nhớ em Min khi con ở xa em. Khi con đang đòi mẹ bế mà em khóc, mẹ thương con hơn vì con lớn hơn biết hơn em, mẹ bế con trước, thì con cầm tay mẹ đặt vào người em. Khi em khóc mà mẹ chưa biết, con chạy lại gọi mẹ và bập bẹ "Min khóc, khóc.." Con yêu cầu được xem video và ảnh của em hàng ngày. Khi thấy em cười trên video, mẹ thấy con vô cùng chăm chú và con cũng cười.
5. Con còn là một cô bé thông minh. cá tính và bướng bỉnh một cách đáng yêu. Ngay từ khi chỉ 1 tuổi, thấy ông quét nhà con đã tự biết lấy hót rác mang lại cho ông. Khi thấy mẹ dắt xe ra, con biết ra đứng dựa vào tường để tránh đường và sau đó nhanh chóng trèo lên xe mẹ. Sau 1 tháng con bị đau mắt thì con còn biết mở lọ thuốc và đòi nhỏ mắt cho mẹ. Con biết mở ti vi, chuyển kênh, mở ứng dụng bài hát trong điện thoại mẹ, tắt điện thoại cho bố, bật "đài", tắt "đài" (âm li), mở sách và giả vờ đọc sách như thể đang ngâm thơ, đánh son của dì, đòi tự cắt móng tay. Xưa hồi con hơn 1 tuổi, có 1 lần chú hàng xóm giơ ra 1 món đồ con rất thích bảo cho con, con sung sướng chạy như bay lại và ạ, thì chú ấy trêu con và rụt lại. Sau đó lại giơ ra, con lại chạy lại tuy hơi rụt rè một chút. Rồi chú ấy lại rụt lại. Con lũn cũn đi thẳng vào trong nhà, không quay đầu lại nữa. Chú ấy vội vàng ôi ra đây cho thật này.... nhưng mẹ mỉm cười vì thấy con lơ đi, con quay sang chơi cái khác, nhất quyết không ra nữa.
6. Và cuối cùng, con thật đặc biệt. Con đặc biệt vì con là con của mẹ, của bố, là chị của em. Con là duy nhất ở trên đời. Con có những sở thích rất của riêng con. Khi đi ngủ con luôn muốn được sờ vân vê một mẩu vải, có thể là một góc chăn, một góc khăn của mẹ, thậm chí cổ áo của con. Đêm đêm tỉnh giấc, con lại gọi mẹ ơi, và có khi chỉ cần mẹ ơi 1 tiếng là con lại yên tâm chìm vào giấc ngủ.
Mẹ muốn nói mẹ yêu tất cả những giây phút đó. Và mẹ yêu con thật nhiều, nhiều, nhiều!!!
Hành trình 2 tuổi của con gái, mẹ xin ghi nhận những thành tích con đã đạt được như sau:
1. Con có một sức khỏe tương đối tốt, điều này nhờ công lao rất lớn của 2 bà, chăm bẵm con từ những ngày đầu tiên. Cũng nhờ bản thân con tự cố gắng, con chịu ăn cả những đồ mẹ nấu...:D
2. Con là một cô bé ngoan. Con chịu hợp tác, con tuân theo một chu trình sinh hoạt mà người lớn tạo cho con, con biết nghe lời chỉnh của bố mẹ, chú gì mỗi khi con làm gì chưa đúng chưa hay. Con mở các nắp lọ thuốc (đã hết), mẹ chỉ dặn khi nào chơi xong con nắp lại cho mẹ, và bẵng đi một lúc mẹ nhìn thấy các nắp lọ đều được để đúng vào từng lọ, mặc dù con chưa biết xoáy chặt chúng vào. Buổi sáng dậy con cho mẹ đánh răng, buổi tối đi ngủ con cho mẹ đóng bỉm, mẹ không đóng con còn yêu cầu mẹ đóng bỉm để đi ngủ. Đi đường chỗ bụi mẹ bảo con nhắm mắt vào, rồi mẹ nghe thấy tiếng con bảo "nhắm mắt rồi", và mẹ nhìn thấy con nhắm tịt qua gương. Sáng dậy con hầu như không khóc, không càu nhàu, không bao giờ mè nheo gì lâu.
3. Con là một cô bé sinh động và luôn vui vẻ. Con luôn làm cả nhà vui vì sự sinh động hoạt bát của mình. Con thích nghe nhạc và hát theo bài hát. Con cũng thích nhẩy theo các ca sỹ. Ca sỹ con đang rất thích là Xuân Mai và chú Psy của Gangnam Style. Khi biết được đi chơi, con luôn chạy ra và hào hứng đi đôi dép mẹ đặt tên là Gangnamstyle của mình. Sau đó yêu cầu mẹ bế một cách rất đáng yêu, tất nhiên luôn phải trả công mẹ bằng đủ các nụ hôn lên má mắt mũi môi....
4. Con là một cô bé biết yêu thương người khác. Khi cả nhà ăn cơm mà bố hay mẹ chưa sang, con kéo tay từng người để ngồi vào mâm cơm. Khi mẹ gọt táo đưa cho con 1 miếng mà dì chưa có, con cầm miếng táo ra nhét vào tay dì bằng được. Con đã biết nhường mẹ cho em Min và biết nhớ em Min khi con ở xa em. Khi con đang đòi mẹ bế mà em khóc, mẹ thương con hơn vì con lớn hơn biết hơn em, mẹ bế con trước, thì con cầm tay mẹ đặt vào người em. Khi em khóc mà mẹ chưa biết, con chạy lại gọi mẹ và bập bẹ "Min khóc, khóc.." Con yêu cầu được xem video và ảnh của em hàng ngày. Khi thấy em cười trên video, mẹ thấy con vô cùng chăm chú và con cũng cười.
5. Con còn là một cô bé thông minh. cá tính và bướng bỉnh một cách đáng yêu. Ngay từ khi chỉ 1 tuổi, thấy ông quét nhà con đã tự biết lấy hót rác mang lại cho ông. Khi thấy mẹ dắt xe ra, con biết ra đứng dựa vào tường để tránh đường và sau đó nhanh chóng trèo lên xe mẹ. Sau 1 tháng con bị đau mắt thì con còn biết mở lọ thuốc và đòi nhỏ mắt cho mẹ. Con biết mở ti vi, chuyển kênh, mở ứng dụng bài hát trong điện thoại mẹ, tắt điện thoại cho bố, bật "đài", tắt "đài" (âm li), mở sách và giả vờ đọc sách như thể đang ngâm thơ, đánh son của dì, đòi tự cắt móng tay. Xưa hồi con hơn 1 tuổi, có 1 lần chú hàng xóm giơ ra 1 món đồ con rất thích bảo cho con, con sung sướng chạy như bay lại và ạ, thì chú ấy trêu con và rụt lại. Sau đó lại giơ ra, con lại chạy lại tuy hơi rụt rè một chút. Rồi chú ấy lại rụt lại. Con lũn cũn đi thẳng vào trong nhà, không quay đầu lại nữa. Chú ấy vội vàng ôi ra đây cho thật này.... nhưng mẹ mỉm cười vì thấy con lơ đi, con quay sang chơi cái khác, nhất quyết không ra nữa.
6. Và cuối cùng, con thật đặc biệt. Con đặc biệt vì con là con của mẹ, của bố, là chị của em. Con là duy nhất ở trên đời. Con có những sở thích rất của riêng con. Khi đi ngủ con luôn muốn được sờ vân vê một mẩu vải, có thể là một góc chăn, một góc khăn của mẹ, thậm chí cổ áo của con. Đêm đêm tỉnh giấc, con lại gọi mẹ ơi, và có khi chỉ cần mẹ ơi 1 tiếng là con lại yên tâm chìm vào giấc ngủ.
Mẹ muốn nói mẹ yêu tất cả những giây phút đó. Và mẹ yêu con thật nhiều, nhiều, nhiều!!!
Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013
NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC CỦA CHỊ MUN
Vậy là hôm nay con gái đã có ngày đầu tiên đi học của mình. Mẹ dắt tay đến trường, con vừa đi vừa..ngủ, vì trời mưa và con đứng chùm trong áo mưa, dựa cằm vào lòng mẹ và hình như ngủ :D. Mẹ cũng chưa phải dỗ câu nào. Đến cổng trường trời vẫn mưa lắm, cô giáo cầm ô ra đón nhưng con không chịu, con đợi mẹ dựng xe rồi mẹ con mình dắt tay nhau lên lớp. Lớp con ở tầng 2, cầu thang dài có đôi lần con đòi mẹ bế, nhưng mẹ đã động viên con đi tiếp. Ba lô con đeo trĩu cả vai vì có 3 bộ quần áo, 1 cái mũ, 1 cái kính và 1 hộp đựng sữa 3 ngăn mẹ đã đổ đầy để gửi cô cho con uống trong ngày. Có cả túi ni lông đựng đôi dép của con. Mẹ cầm giúp con để con lên cầu thang cho dễ. Con là bé đến sớm thứ 2 trong lớp.
Cô giáo đón và bế con vào lớp tên là cô Hậu, cô nựng con khéo léo và con theo cô luôn tuy có 1 lần con nhìn sang mẹ và đòi mẹ bế, nhưng mẹ lắc đầu và con lại để im cho cô bế.
Khi cô thả con xuống và bảo con ra chơi đồ chơi, con ngoan, không khóc, chỉ hơi trầm trầm và có 1 lần con chạy ra ngoài mếu máo tìm mẹ. Sau đó cô bế con và cho con ăn cháo thì con lại ngoan. Con ngồi ghế, tay ôm đến 2 quả bóng (vì con thích bóng) và ăn hết bát cháo cô đút, được cô khen trong khi có 1 bạn khác bị nôn và khóc cô phải bế. Đấy là cô còn chưa biết là trước khi đến trường con đã lót dạ 1 cốc nước ấm mật ong và 1 lòng đỏ trứng gà rồi đấy :D
Bát cháo ở trường cũng same same bát cháo ở nhà của con về cả trọng lượng và mùi vị, có phần giống những hôm con ăn ít hơn. Hôm nay con ăn cháo cà rốt thịt băm.
Về lịch sinh hoạt: Ở trường lịch sinh hoạt ăn uống có khác ở nhà một chút. Ở nhà buổi sáng con ăn 1 bát cháo và 2 bình sữa rồi ngủ trưa lúc 12h tới khoảng 3h chiều. Ở trường, buổi sáng con có lịch ăn 2 bát cháo (sáng và trưa), mẹ vẫn gửi 2 suất sữa buổi sáng cho con, và ngủ trưa lúc hơn 11h đến khoảng 2h chiều.
Mẹ vừa gọi điện cho trường, các cô báo con đã ngủ trưa rồi. Vậy là con đã ngủ theo được các bạn khác mặc dù khác lịch của con. Cô bảo con không khóc. Mọi việc bình thường. Chiều về mẹ sẽ hỏi cụ thể lịch ăn của con, xem con có theo được không.
Chiều nay mẹ sẽ thu xếp về sớm đón con.
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Lại những tháng ngày băn khoăn
Các con yêu quý của mẹ,
Mẹ lại đang sống trong những tháng ngày băn khoăn, lo lắng về tiền bạc và suy nghĩ về một số thứ không được như ý. Mẹ ghi ra đây để sau này các con đọc hiểu phần nào.
Trưa nay mẹ ru Mun ngủ, mẹ cứ hát "Bé ơi, ngủ đi đêm đã khuya rồi..." là Mun lại mếu máo chảy nước mắt, nhìn thương lắm. Mẹ ôm Mun mẹ hỏi con làm sao thì con lại giẫy ra. Mẹ chỉ biết vậy là con gái mẹ đã phải chịu một tổn thương tâm lý nào đó mà rất có thể là do phải ngủ xa mẹ sớm, ở trên nhà ông bà khi con còn lạ và chưa thích, nên giờ mới vậy. Con chỉ bị vậy từ khi con về quê ở với ông bà nội từ khi được 15 tháng tuổi. Mẹ rất thương con. Mẹ vẫn đang hát đi hát lại bài này hàng ngày, hy vọng con sẽ vượt qua được nỗi ám ảnh đầu đời này.
Bố và mẹ đang tìm mọi cách để đủ tiền bước đầu lo cho các con một chỗ ở ổn định còn có tương lai lâu dài ở đất Hà Nội này. Những ngày gần đây thấy bố đi làm về mệt, chỉ muốn nghỉ ngơi vì stress quá, mẹ lại rất thương bố. Sức mẹ chẳng lo được giúp bố thì chớ, mẹ lại nghĩ tới các khoản phải trả sắp tới, các chi phí hàng ngày, cũng thấy hơi áp lực.
Tuy vậy, băn khoăn thường trực nhất của mẹ vẫn là về Mun. Mẹ cứ nghĩ mãi không biết nên như nào. Vấn đề là thế này: Mẹ thấy việc chăm và nuôi Mun thường chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bên ngoài mà không theo chủ ý của mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể (nói theo nghĩa vô cùng đen) là "giành giật" lại điều đó. Không cho một ai có ảnh hưởng hoặc tác động lên bất kỳ sự nuôi và dạy Mun nào. Tuy nhiên, mẹ bối rối không biết rằng liệu điều đó có thực sự tốt cho con?
Nguyên nhân chính là do con được nhiều người yêu quý quá, từ ông bà nội, cô chú và ông bà ngoại, các dì. Nhưng chủ yếu tác động chính là từ phía gia đình bố con. Ông bà nội quá yêu quý con, chăm chút con theo cách của ông bà và tính cách này phần nào ảnh hưởng tới cái nhìn của cô chú con về điều đó. Ông bà ép con ăn tới khi con rất nặng, hiện giờ con đã được gần 14kg rồi, chân tay con chắc nịch, con thường xuyên rất hay bị nôn và trở nên rất ngoan khi sau khi nôn là lại có thể ăn lại được tiếp. Tới giờ mỗi khi mẹ nhờ chú con cho ăn, chú con lại cũng kiểu ép như thế. Việc ép con ăn này thậm chí bắt đầu từ bà ngoại ngay từ khi con còn rất nhỏ. Mẹ vốn không có quan điểm đó từ đầu, tuy nhiên mẹ cũng mong muốn con tăng cân và con khỏe mạnh, mẹ bối rối sợ rằng tất cả kiến thức mình có chỉ là sách vở, còn các bà đều có mỗi người 3 lần kinh nghiệm nuôi con, nên mẹ đã nhắm mắt cho qua. Mẹ không biết rốt cục rồi mình có làm sai không???
Về chuyện dạy, hiện giờ ông bà nội và cô chú, dì đều bắt con thơm bằng môi, miệng. Mẹ rất ghét điều đó vì mẹ sợ con bị lây bệnh từ răng miệng. Nhưng hỡi ôi, chính mẹ cũng không cưỡng lại được sự hấp dẫn mỗi khi con thơm đôi môi bé bỏng lên miệng mẹ. Mẹ vô cùng khó chịu khi thấy con làm điều đó với bà, với cô hay chú, nhưng lại không thể tránh điều đó với chính mẹ. Chút ích kỷ mong muốn có được tình cảm của con ngăn mẹ quyết liệt trong việc thay đổi hành vi đó của con. Mẹ biết làm sao bây giờ?
Con được mọi người thương yêu, con sống chan hòa và tình cảm, con sinh động và cũng rất nghe lời. Đó đều là những phẩm chất của một cô bé ngoan, mà nếu như chỉ có mẹ và con, với tính cách không được hiền dịu mấy của mẹ liệu rồi con có được như thế? Mẹ vẫn tự ti tự bào chữa cho sự yếu đuối và yếu kém của mình như vậy, trước mỗi lần nhắm mắt làm ngơ cho sự yêu thương và sở hữu của mọi người dành cho con.
Cô con bảo, em xí phần thứ 7 này cho Mun đi chơi ở ...nhé. Mun biết mẹ suy nghĩ gì không? Mẹ bực. Con là con của mẹ, chả có ai xí phần được hết. Nhưng mẹ lại nghĩ, con được đi chơi những nơi mà mẹ cũng chưa biết, con có cơ hội được chơi với các bạn khác, được trải qua những khoảnh khắc mà chưa chắc bố mẹ đã mang lại được cho con. Vì thế mẹ luôn vui vẻ trước những đề nghị kiểu đó, mẹ thấy con được yêu thương và mẹ vui vì điều ấy. Chỉ trong sâu thẳm thâm tâm, mẹ gợn lên chút băn khoăn, mẹ lo khi không có mẹ, rồi mọi người đối xử với con ra sao, có quát mắng đòi dạy bảo con, hay có quá chiều chuộng làm con hư? Mẹ sợ tất cả những tác động ngoài sự có mặt của mẹ, ngoài sự chủ động của mẹ, làm thay đổi lên con của mẹ theo hướng mẹ không hiểu nổi, không kiểm soát được. Mẹ sợ và không thích điều ấy. Nhưng mẹ lại cũng sợ nếu chỉ bo bo giữ con bên mình, con sẽ mất nhiều hơn là được....
Mẹ cũng khá mệt khi vừa đi làm vừa chăm con. Đến nỗi mấy ngày nay rồi kể từ khi con xuống mẹ còn chưa tắm gội :D
Cả nhớ Min và lại nỗi áy náy với bà ngoại. Các con đúng là cả niềm hạnh phúc và nỗi áp lực lớn lao của mẹ.
Yêu các con thật nhiều.
Mẹ lại đang sống trong những tháng ngày băn khoăn, lo lắng về tiền bạc và suy nghĩ về một số thứ không được như ý. Mẹ ghi ra đây để sau này các con đọc hiểu phần nào.
Trưa nay mẹ ru Mun ngủ, mẹ cứ hát "Bé ơi, ngủ đi đêm đã khuya rồi..." là Mun lại mếu máo chảy nước mắt, nhìn thương lắm. Mẹ ôm Mun mẹ hỏi con làm sao thì con lại giẫy ra. Mẹ chỉ biết vậy là con gái mẹ đã phải chịu một tổn thương tâm lý nào đó mà rất có thể là do phải ngủ xa mẹ sớm, ở trên nhà ông bà khi con còn lạ và chưa thích, nên giờ mới vậy. Con chỉ bị vậy từ khi con về quê ở với ông bà nội từ khi được 15 tháng tuổi. Mẹ rất thương con. Mẹ vẫn đang hát đi hát lại bài này hàng ngày, hy vọng con sẽ vượt qua được nỗi ám ảnh đầu đời này.
Bố và mẹ đang tìm mọi cách để đủ tiền bước đầu lo cho các con một chỗ ở ổn định còn có tương lai lâu dài ở đất Hà Nội này. Những ngày gần đây thấy bố đi làm về mệt, chỉ muốn nghỉ ngơi vì stress quá, mẹ lại rất thương bố. Sức mẹ chẳng lo được giúp bố thì chớ, mẹ lại nghĩ tới các khoản phải trả sắp tới, các chi phí hàng ngày, cũng thấy hơi áp lực.
Tuy vậy, băn khoăn thường trực nhất của mẹ vẫn là về Mun. Mẹ cứ nghĩ mãi không biết nên như nào. Vấn đề là thế này: Mẹ thấy việc chăm và nuôi Mun thường chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bên ngoài mà không theo chủ ý của mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể (nói theo nghĩa vô cùng đen) là "giành giật" lại điều đó. Không cho một ai có ảnh hưởng hoặc tác động lên bất kỳ sự nuôi và dạy Mun nào. Tuy nhiên, mẹ bối rối không biết rằng liệu điều đó có thực sự tốt cho con?
Nguyên nhân chính là do con được nhiều người yêu quý quá, từ ông bà nội, cô chú và ông bà ngoại, các dì. Nhưng chủ yếu tác động chính là từ phía gia đình bố con. Ông bà nội quá yêu quý con, chăm chút con theo cách của ông bà và tính cách này phần nào ảnh hưởng tới cái nhìn của cô chú con về điều đó. Ông bà ép con ăn tới khi con rất nặng, hiện giờ con đã được gần 14kg rồi, chân tay con chắc nịch, con thường xuyên rất hay bị nôn và trở nên rất ngoan khi sau khi nôn là lại có thể ăn lại được tiếp. Tới giờ mỗi khi mẹ nhờ chú con cho ăn, chú con lại cũng kiểu ép như thế. Việc ép con ăn này thậm chí bắt đầu từ bà ngoại ngay từ khi con còn rất nhỏ. Mẹ vốn không có quan điểm đó từ đầu, tuy nhiên mẹ cũng mong muốn con tăng cân và con khỏe mạnh, mẹ bối rối sợ rằng tất cả kiến thức mình có chỉ là sách vở, còn các bà đều có mỗi người 3 lần kinh nghiệm nuôi con, nên mẹ đã nhắm mắt cho qua. Mẹ không biết rốt cục rồi mình có làm sai không???
Về chuyện dạy, hiện giờ ông bà nội và cô chú, dì đều bắt con thơm bằng môi, miệng. Mẹ rất ghét điều đó vì mẹ sợ con bị lây bệnh từ răng miệng. Nhưng hỡi ôi, chính mẹ cũng không cưỡng lại được sự hấp dẫn mỗi khi con thơm đôi môi bé bỏng lên miệng mẹ. Mẹ vô cùng khó chịu khi thấy con làm điều đó với bà, với cô hay chú, nhưng lại không thể tránh điều đó với chính mẹ. Chút ích kỷ mong muốn có được tình cảm của con ngăn mẹ quyết liệt trong việc thay đổi hành vi đó của con. Mẹ biết làm sao bây giờ?
Con được mọi người thương yêu, con sống chan hòa và tình cảm, con sinh động và cũng rất nghe lời. Đó đều là những phẩm chất của một cô bé ngoan, mà nếu như chỉ có mẹ và con, với tính cách không được hiền dịu mấy của mẹ liệu rồi con có được như thế? Mẹ vẫn tự ti tự bào chữa cho sự yếu đuối và yếu kém của mình như vậy, trước mỗi lần nhắm mắt làm ngơ cho sự yêu thương và sở hữu của mọi người dành cho con.
Cô con bảo, em xí phần thứ 7 này cho Mun đi chơi ở ...nhé. Mun biết mẹ suy nghĩ gì không? Mẹ bực. Con là con của mẹ, chả có ai xí phần được hết. Nhưng mẹ lại nghĩ, con được đi chơi những nơi mà mẹ cũng chưa biết, con có cơ hội được chơi với các bạn khác, được trải qua những khoảnh khắc mà chưa chắc bố mẹ đã mang lại được cho con. Vì thế mẹ luôn vui vẻ trước những đề nghị kiểu đó, mẹ thấy con được yêu thương và mẹ vui vì điều ấy. Chỉ trong sâu thẳm thâm tâm, mẹ gợn lên chút băn khoăn, mẹ lo khi không có mẹ, rồi mọi người đối xử với con ra sao, có quát mắng đòi dạy bảo con, hay có quá chiều chuộng làm con hư? Mẹ sợ tất cả những tác động ngoài sự có mặt của mẹ, ngoài sự chủ động của mẹ, làm thay đổi lên con của mẹ theo hướng mẹ không hiểu nổi, không kiểm soát được. Mẹ sợ và không thích điều ấy. Nhưng mẹ lại cũng sợ nếu chỉ bo bo giữ con bên mình, con sẽ mất nhiều hơn là được....
Mẹ cũng khá mệt khi vừa đi làm vừa chăm con. Đến nỗi mấy ngày nay rồi kể từ khi con xuống mẹ còn chưa tắm gội :D
Cả nhớ Min và lại nỗi áy náy với bà ngoại. Các con đúng là cả niềm hạnh phúc và nỗi áp lực lớn lao của mẹ.
Yêu các con thật nhiều.
Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013
Ngày sinh bé Mun và bé Min
Các con yêu quý,
Tuần này bố mẹ được rảnh gần 1 tuần tính từ trong suốt thời gian 3 năm trở lại đây. Tuần này Mun vẫn ở trên ông bà nội, cuối tuần này bố mẹ mới về quê đón Mun lên, còn Min thì đã theo bà ngoại về ông bà ngoại chơi từ tuần trước. Thế là nghiễm nhiên tuần này bố mẹ rảnh rỗi, tối tối có mỗi bố với mẹ ở phải gọi là "thênh thang" trong cả hai căn phòng. :D Bình thường thì vốn bao gồm cả bà ngoại, em Min hoặc con. Ngủ cũng phải sắp xếp, thế mà giờ đây bố mẹ được "chọn" chỗ ngủ cơ đấy!
Và vì rảnh rỗi, nên bố mẹ đang cố gắng làm một số việc chăm chút tới các con mà bình thường chắc hẳn vị trí ưu tiên của nó còn lâu mới được ngoi lên số 1 như bây giờ. Hihihhh
Thay vì lo cơm nước hàng ngày, cháo sữa cho các con, giờ mẹ sẽ Rửa ảnh, Làm album, Ghi nhật ký cho các con nhé.
Và hôm nay mẹ bắt đầu từ việc ghi lại 2 ngày quan trọng trong đời của bố mẹ, chính là 2 ngày mà các con chào đời.
Chị Mun ra đời vào ngày 30/9, khi ấy chị Mun đã được 40 tuần 2 ngày trong bụng mẹ. Quá cả dự sinh 2 ngày rồi nhé.
Chị Mun đòi ra ngoài vào một ngày trời Hà Nội đón cơn bão số 5. Hihi....Mẹ bắt đầu xuất hiện cơn đau vào lúc 1h sáng. Lúc ấy bố con đang còn làm việc ở trên Yên Bái, gần nhà ông bà nội nhưng cách xa mẹ con mình gần 200 cây số. Đêm hôm ấy chỉ có 2 dì là dì Dung và dì Meo ngủ cùng với mẹ, sẵn sàng những ngày trực chiến chờ đón con. Hai dì vốn đang tuổi ăn tuổi ngủ, thấy mẹ lục sục đứng dậy đi lại lại cứ ngỡ mẹ dậy ăn đêm như mọi lần. Chả là hồi mang thai Mun những tháng cuối, mẹ hay phải ăn đêm bù lắm, mẹ sợ Mun gầy, thiếu cân, mẹ luôn sẵn sàng ăn mọi khi cơ thể mới chỉ hơi thấy đói.... Lại kể chuyện các dì, các dì thấy mẹ lục sục nhưng cứ kệ, cứ ngủ lăn như bi. Mẹ cũng để cho các dì ngủ, mẹ nằm ngoài cùng, lại nằm nghiêng quay mặt ra phía ngoài, để cái điện thoại ngay trên đầu giường để luôn luôn xem giờ. Những cơn co đầu tiên đến rất nhẹ nhàng, như có cái gì thúc nhẹ xuống bụng mẹ, mẹ vẫn sờ tay lên bụng, vẫn thấy chị Mun động đậy, mẹ lại yên tâm nằm tiếp chờ cơn tiếp theo. Mẹ muốn chắc chắn rằng đó là những cơn co chuyển dạ chứ không phải là cơn báo động giả.
Cơ đau tiếp theo lại đến lúc 1h30. Cách tận 30p, mẹ xem đồng hồ trên điện thoại và lúc đó gần như đã chắc chắn đó là cơn đau chuyển dạ. Mẹ nằm im và chờ đợi, cách gần 30p tiếp lại một cơn tiếp theo. Thế rồi khoảng cách bỗng chợt ngắn lại rất nhanh. Cơn tiếp đó đến sau chừng chỉ 15p. Rồi 10p một cơn. Mẹ bắt đầu hồi hộp và lo lắng. Mẹ dậy mở hé nhìn ra cửa sổ. Cơn bão vẫn ầm ầm ngoài cửa, tiếng gió và mưa gay gắt. Mẹ vào nhà tắm, định gội đầu để chuẩn bị như các bài học trước đó, bỗng thấy nước thật lạnh và những cơn rùng mình giữa đêm. Hóa ra là mẹ sợ. Lúc ấy các dì vẫn ngủ (các dì cũng vẫn bé bỏng ngây thơ người yêu còn chưa có nói gì tới kinh nghiệm đưa mẹ đi đẻ chứ) lại không có bố con bên cạnh, mẹ sợ nếu mẹ tắm rồi cảm lạnh, rồi yếu người, thì sẽ không còn sức cho cuộc vượt cạn sắp tới đưa chị Mun an toàn về với bố mẹ. Nên mẹ không gội đầu nữa, mẹ vào và gọi các dì con dậy. Dì Meo bật dậy ngay, mẹ bảo dì đi mua cho mẹ gói xôi còn ăn sáng lấy sức, chắc là chuyển dạ rồi. Dì đần mặt ra bảo bây giờ mới có 4 rưỡi sáng mua ở đâu bây giờ. Hì hì.. Mẹ bảo vậy thôi, chờ tí người ta bán rồi đi mua, chắc mẹ cũng chưa đẻ ngay đâu mà sợ. Các cơn đau chuyển dần qua 10 phút một cơn, rồi 5 phút một cơn mà gió bão vẫn chưa ngớt. Mẹ gọi cho bố con lúc hơn 5h sáng, mẹ bảo bố con chuẩn bị tinh thần đi, mẹ vào viện kiểm tra lại cho chắc, nếu đúng là sinh thật thì bố con phải về thật nhanh để còn kịp là người đầu tiên được đón. Rồi mẹ dặn bố gọi cho bà nội còn mẹ gọi cho bà ngoại. Bà ngoại thì cuống lên ngay. Bà lúc nào cũng thế!
Mẹ gọi cô Linh xuống đi cùng mẹ đến viện lúc 7h30, dì Dung dì Meo mẹ phân công ngồi chờ bà ngoại rồi cùng vào, và quán xuyến việc nhà khi mẹ đi vắng. Cô Linh của con thì nhanh nhẹn hơn, dù gì cô cũng học 3 năm cấp 3 dưới Hà Nội, tuy cô cũng cùng một giuộc như các dì con, ngơ ngác chẳng biết tí kinh nghiệm gì...nhưng lúc ấy, cô và các dì là những người thân duy nhất mẹ có...
Hôm ấy bão, gió ầm ầm ngoài đường, cô Linh cầm ô lúp xúp chạy theo mẹ, chả bù mẹ bụng chửa vượt mặt vẫn lao phăm phăm đi tìm taxi, mẹ sợ chậm trễ nhỡ đâu ảnh hưởng tới con. Bão số 5 về, mọi người đi taxi hết, lại đúng vào giờ đi làm, (hôm ấy mẹ chưa tính hết mọi nhẽ, ra đường đến viện lại vẫn trùng vào giờ làm chứ), đường tắc kinh khủng, chẳng thể tìm được 1 cái taxi. Mẹ sốt ruột chạy thẳng vào phía cổng chùa Duệ, may quá tìm được một anh, mẹ gọi cô Linh lúc ấy vẫn đang cầm ô chạy đuổi theo, nghĩ lại buồn cười quá. Dọc đường đến viện, mẹ hồi hộp chẳng nói mấy từ. Mẹ gọi điện thêm cho cô Lan bạn mẹ, cô Lan là mẹ chị Bông và em Bống ấy. Cô Linh con thì cũng đầy lo âu, chắc cũng ngồi vặn vẹo lắm. Hì hì...
Đến viện, làm thủ tục xong lên bàn khám trong phòng cấp cứu là lúc 9h. Tới lúc cô y tá tuyên bố "Mở 2 phân rồi, chuyển dạ rồi nhé, sang làm thủ tục sinh" mẹ bỗng bật khóc. Cô Linh con và cô Lan bạn mẹ lúc ấy vẫn đang ngồi ở phía ngoài. Mẹ lúc ấy chỉ thèm có bố con ở bên cạnh, mẹ chỉ sợ ngộ nhỡ bố con không kịp về.
Mẹ đi ra ngoài, mặt lại tỉnh bơ, tuyên bố với cô Lan và cô Linh là đi làm thủ tục thôi, sắp đẻ rồi. 2 cô chạy loạn lên bắt đầu xếp hàng đặt phòng nộp tiền các thứ. May quá toàn những người nhanh nhẹn. Còn mẹ, mẹ chỉ kịp thay váy áo bệnh viện như 1 cái máy, rút điện thoại gọi cho bố con, bảo bố con phải về thật nhanh, đưa túi xách cho cô Linh, chỉ cầm theo điện thoại và lúp xúp chạy theo cô y tá lên phòng chờ sinh...
Lên tới phòng chờ sinh, mẹ vào khám vẫn chỉ mở 4cm, tim của chị Mun vẫn đập đều đặn, nước ối vẫn đủ, mẹ chỉ chờ khi nào cơn đau dồn dập hơn... mẹ nhờ được một cô hộ sinh giúp đỡ các thủ tục là cô Hương của khoa A2. Cô ấy còn rất trẻ. Cô ấy dặn mẹ đi đi lại lại cho dễ sinh, và dặn cứ nửa tiếng lại kiểm tra tim thai một lần. Mẹ đi đi lại lại và quan sát hành lang chờ ấy, bên trái là một dãy phòng chờ sinh, có rất nhiều các bà mẹ khác cũng như mẹ, người thì đã rất đau, người thì vẫn đang nói cười vui vẻ, mẹ thì đi đi lại lại, đôi lúc lại vịn vào tường khi cơn đau thúc xuống. Bên phải là dãy phòng sinh, có những em bé mới sinh ở đó. Mẹ nhìn ngắm và mẹ hình dung ra chị Mun, mẹ chỉ mong tới lúc mẹ được nằm trên cái bàn kia, và Mun khóc oe oe ở kia...
Các cơn đau vẫn đến đều đặn nhưng kiểm tra vẫn chỉ mở 4cm. Cô Hương hộ sinh bảo mẹ thế truyền giục sinh và giảm đau đi, mẹ gật đầu đồng ý, cô ấy truyền cho mẹ 2 chai nước và tiêm 1 mũi gì đó vào tay, và thế là bỗng các cơn đau đến dồn dập, với cường độ mạnh hơn rất nhiều. Lúc này mẹ đã được đưa vào phòng sinh. Mẹ đau đến mức không thở nổi, bà ngoại chỉ được ngồi phía ngoài không nhìn thấy mẹ, bà liên tục gọi điện hỏi mẹ đau ra sao, mẹ đau đến mức chỉ bấm được nút nghe rồi không trả lời được, mãi khi cơn đau qua đi mẹ mới thều thào trả lời bà ngoại là mẹ rất đau. Bà ngoại gửi vào cho mẹ hộp sữa và chai nước, mẹ biết bà và các cô, dì của con đều lo, nhưng lúc này chỉ còn mình mẹ với con mà thôi. Mỗi khi cơn đau đến, mẹ lại nắm chặt tay vào thành giường, có lúc còn nhịn thở cho cơn đau qua nhanh. Rồi mẹ nhận ra là nếu mẹ nhịn thở, thì con có thể sẽ bị nguy hiểm, và thế là mẹ lại cố há miệng ra, mà vẫn không thể thở nổi. Mẹ cảm tưởng mẹ không đứng vững, mẹ cắn chặt lên cánh tay để nén tiếng kêu. Đến nỗi sau khi sinh con ra mấy ngày mà tay chỗ ấy vẫn còn bị tím đấy.
Mẹ cứ chịu đựng cơn đau liên tục như thế, cứ tầm 2-3 rồi 1 phút 1 cơn, suốt từ 10h30 đến tận 3h chiều. Quãng thời gian đó, mẹ đau và mệt đến mức hầu như chẳng nhận thức được rõ ràng xung quanh mọi việc, mẹ chỉ hoàn toàn lắng nghe mỗi khi cô y tá đo nhịp tim của Mun và thông báo đã mở mấy cm. Còn lại chỉ là những tiêng ù ù bên tai và cảm giác đau đến khó thở. Xung quanh mẹ có người gào khóc, có người nằm bò cả ra sàn, cũng có người cũng chỉ vật vã như mẹ. Cơn đau làm chân mẹ run lẩy bẩy. Cảm tưởng không thể chịu nổi nữa...Đúng lúc ấy thì cô Hương hộ sinh bảo mẹ nằm lên bàn sinh. Mẹ lấy hơi và rặn. Và trái ngược với cơn đau dai dẳng lúc trước, con ra đời rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Một cảm giác nhẹ bỗng. Mẹ nằm đó gần như mê man, nhìn thấy người con được nhấc lên, rồi nghe tiếng con khóc mà mẹ lại muốn cười. Rồi tiếng cô hộ sinh thông báo chị Mun được 3,4kg. Mun sinh vào 15h20p ngày 30/9/2011. Nước mắt mẹ chảy ra, và rồi mẹ chìm đi một lúc. Tới lúc mở mắt ra đã thấy bố con cầm tay mẹ, bố bảo bố đã kịp về đón tay con gái đầu tiên, còn con thì đang nằm trong vòng tay bà nội rồi bà ngoại. Hạnh phúc lúc đó với mẹ thật viên mãn. Mẹ lại thấy người khỏe như voi. :D
Còn EM MIN lại đòi chui ra trước ngày dự kiến sinh 2 ngày.
Đêm hôm ấy mẹ nằm ngủ cạnh bố, chị Mun vẫn ngủ trên giường cạnh bà như mọi khi. Mẹ vẫn không có dấu hiệu gì bất thường trong ngày cả, và cũng vốn tự tin vì mình đã có kinh nghiệm lần sinh chị Mun mà lần này mẹ cũng chẳng lo lắng gì. Mẹ vẫn chuẩn bị hết mọi thứ, đã cho vào trong giỏ. Đồ cho Min phải chuẩn bị ít hơn hẳn vì vẫn còn những đồ của chị Mun từ trước. Min được hưởng sái, mẹ chỉ phải chuẩn bị rất ít và luôn luôn sẵn sàng...
Quay lại chuyện đêm đó, mẹ đang nằm ngủ thì nhỏm dậy bảo bố: Anh ơi, hình như em vỡ ối rồi. Bố hốt hoảng dậy bật điện nhà tắm để ánh sáng lọt vào ít thôi cho bà và chị Mun còn ngủ. Bố bảo thế đi bệnh viện nhé? Mẹ bảo bố cứ từ từ để mẹ kiểm tra. Tới khi chắc chắn là mẹ bị vỡ ối thì bố mẹ dậy chuẩn bị thật nhanh để vào bệnh viện. 1h30 sáng bố xách túi đỡ mẹ ra ngõ đón xe. Bà ngoại ở nhà vì còn chị Mun đang ngủ, mẹ bảo bà cứ ở nhà, đã có bố đi cùng mẹ, sáng ra bà hẵng vào cũng được. Bố mẹ đến bệnh viện lúc gần 2h sáng. Khu cấp cứu khi ấy tập trung rất đông các cô chú thực tập, có một cô còn khá trẻ khám cho mẹ và xác nhận đúng là mẹ bị vỡ ối, phải lên phòng sinh ngay thôi. Mẹ bình tĩnh ra thông báo cho bố rồi vào thay quần áo bệnh viện, bố các con ở ngoài gọi điện thoại cho các bà báo tin mẹ đã nhập viện chuẩn bị sinh và nộp tiền viện phí. Xong xuôi là 2h30, bố mẹ đi theo một chú y tá lên khu chờ sinh. Các thủ tục tiến hành giữa đêm, chẳng có một ai ngoài bố mẹ nên rất nhanh gọn. Dọc hành lang lên khu chờ sinh, bố còn bảo mẹ là sáng có khi bố phải qua cơ quan xin nghỉ một tí rồi quay lại. Mẹ bảo bố có khi không kịp đâu, lúc ấy cơn đau đã dồn dập rồi, mẹ đã thấy sự quen thuộc trong các cơn đau có khoảng cách ngày càng ngắn lại. Mẹ đã bắt đầu thấy khó thở. Lên tới khu vực chờ sinh, cả phòng không như lần trước mẹ sinh chị Mun rất đông, lần này chỉ có 2 người là mẹ và một cô nữa với rất nhiều y tá. Các cô tiêm cho mẹ 1 mũi giảm đau mà không cần phải tiêm giục sinh như lần trước sinh chị Mun nữa, vì lúc này các cơn đau đã rất dồn dập. Mẹ lại điệp khúc bám vào cạnh giường và cố gắng thở. Lần trước đau 5 tiếng mới được lên bàn. Lần này chưa được 1 tiếng mẹ đã được các cô gọi lên bàn đẻ. Và bố được gọi vào cùng với mẹ. Bố cầm tay cho mẹ bớt đau. Bố động viên mẹ cố gắng thở đều để em Min không bị khó chịu. Có bố mọi chuyện diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Mẹ hầu như chưa kịp quá đau tới mức mất cả nhận thức xung quanh như hồi sinh chị Mun, mẹ chỉ mới chớm rất đau thì các cô đã cho mẹ sinh Min. Bố là người chứng kiến khi em Min chào đời, bố cũng là người đầu tiên đón tay em. Cô y tá thông báo Min được 3,4kg - Em sinh lúc 4h20 sáng ngày 24/1/2013. Bên ngoài, bà ngoại đã xách làn quần áo cho mẹ vào. Mẹ và Min được chuyển tới phòng hậu sinh và được bà ngoại chăm sóc trong lúc bố con lên công ty xin nghỉ phép. Tới sáng thì Mun vào, chị Mun gây lên một cuộc náo loạn nho nhỏ trong phòng hậu sinh khi líu lo lên thơm em Min, rồi bế em Min, rồi trèo lên giường với mẹ, rồi thì đi ngúng nguẩy trong phòng. Ôi cái dáng chị ấy ngúng nguẩy nhìn đáng ghét lắm. Còn em Min thì rất ngoan, em ngủ say mê trong tấm chăn sơ sinh của bệnh viện.
Và sau đó là những ngày các con đã đến bên và ở cùng bố mẹ.
Là những ngày chúng ta có nhau.
Mẹ muốn nói mẹ yêu các con thật nhiều. Thật nhiều!!!
Tuần này bố mẹ được rảnh gần 1 tuần tính từ trong suốt thời gian 3 năm trở lại đây. Tuần này Mun vẫn ở trên ông bà nội, cuối tuần này bố mẹ mới về quê đón Mun lên, còn Min thì đã theo bà ngoại về ông bà ngoại chơi từ tuần trước. Thế là nghiễm nhiên tuần này bố mẹ rảnh rỗi, tối tối có mỗi bố với mẹ ở phải gọi là "thênh thang" trong cả hai căn phòng. :D Bình thường thì vốn bao gồm cả bà ngoại, em Min hoặc con. Ngủ cũng phải sắp xếp, thế mà giờ đây bố mẹ được "chọn" chỗ ngủ cơ đấy!
Và vì rảnh rỗi, nên bố mẹ đang cố gắng làm một số việc chăm chút tới các con mà bình thường chắc hẳn vị trí ưu tiên của nó còn lâu mới được ngoi lên số 1 như bây giờ. Hihihhh
Thay vì lo cơm nước hàng ngày, cháo sữa cho các con, giờ mẹ sẽ Rửa ảnh, Làm album, Ghi nhật ký cho các con nhé.
Và hôm nay mẹ bắt đầu từ việc ghi lại 2 ngày quan trọng trong đời của bố mẹ, chính là 2 ngày mà các con chào đời.
Chị Mun ra đời vào ngày 30/9, khi ấy chị Mun đã được 40 tuần 2 ngày trong bụng mẹ. Quá cả dự sinh 2 ngày rồi nhé.
Chị Mun đòi ra ngoài vào một ngày trời Hà Nội đón cơn bão số 5. Hihi....Mẹ bắt đầu xuất hiện cơn đau vào lúc 1h sáng. Lúc ấy bố con đang còn làm việc ở trên Yên Bái, gần nhà ông bà nội nhưng cách xa mẹ con mình gần 200 cây số. Đêm hôm ấy chỉ có 2 dì là dì Dung và dì Meo ngủ cùng với mẹ, sẵn sàng những ngày trực chiến chờ đón con. Hai dì vốn đang tuổi ăn tuổi ngủ, thấy mẹ lục sục đứng dậy đi lại lại cứ ngỡ mẹ dậy ăn đêm như mọi lần. Chả là hồi mang thai Mun những tháng cuối, mẹ hay phải ăn đêm bù lắm, mẹ sợ Mun gầy, thiếu cân, mẹ luôn sẵn sàng ăn mọi khi cơ thể mới chỉ hơi thấy đói.... Lại kể chuyện các dì, các dì thấy mẹ lục sục nhưng cứ kệ, cứ ngủ lăn như bi. Mẹ cũng để cho các dì ngủ, mẹ nằm ngoài cùng, lại nằm nghiêng quay mặt ra phía ngoài, để cái điện thoại ngay trên đầu giường để luôn luôn xem giờ. Những cơn co đầu tiên đến rất nhẹ nhàng, như có cái gì thúc nhẹ xuống bụng mẹ, mẹ vẫn sờ tay lên bụng, vẫn thấy chị Mun động đậy, mẹ lại yên tâm nằm tiếp chờ cơn tiếp theo. Mẹ muốn chắc chắn rằng đó là những cơn co chuyển dạ chứ không phải là cơn báo động giả.
Cơ đau tiếp theo lại đến lúc 1h30. Cách tận 30p, mẹ xem đồng hồ trên điện thoại và lúc đó gần như đã chắc chắn đó là cơn đau chuyển dạ. Mẹ nằm im và chờ đợi, cách gần 30p tiếp lại một cơn tiếp theo. Thế rồi khoảng cách bỗng chợt ngắn lại rất nhanh. Cơn tiếp đó đến sau chừng chỉ 15p. Rồi 10p một cơn. Mẹ bắt đầu hồi hộp và lo lắng. Mẹ dậy mở hé nhìn ra cửa sổ. Cơn bão vẫn ầm ầm ngoài cửa, tiếng gió và mưa gay gắt. Mẹ vào nhà tắm, định gội đầu để chuẩn bị như các bài học trước đó, bỗng thấy nước thật lạnh và những cơn rùng mình giữa đêm. Hóa ra là mẹ sợ. Lúc ấy các dì vẫn ngủ (các dì cũng vẫn bé bỏng ngây thơ người yêu còn chưa có nói gì tới kinh nghiệm đưa mẹ đi đẻ chứ) lại không có bố con bên cạnh, mẹ sợ nếu mẹ tắm rồi cảm lạnh, rồi yếu người, thì sẽ không còn sức cho cuộc vượt cạn sắp tới đưa chị Mun an toàn về với bố mẹ. Nên mẹ không gội đầu nữa, mẹ vào và gọi các dì con dậy. Dì Meo bật dậy ngay, mẹ bảo dì đi mua cho mẹ gói xôi còn ăn sáng lấy sức, chắc là chuyển dạ rồi. Dì đần mặt ra bảo bây giờ mới có 4 rưỡi sáng mua ở đâu bây giờ. Hì hì.. Mẹ bảo vậy thôi, chờ tí người ta bán rồi đi mua, chắc mẹ cũng chưa đẻ ngay đâu mà sợ. Các cơn đau chuyển dần qua 10 phút một cơn, rồi 5 phút một cơn mà gió bão vẫn chưa ngớt. Mẹ gọi cho bố con lúc hơn 5h sáng, mẹ bảo bố con chuẩn bị tinh thần đi, mẹ vào viện kiểm tra lại cho chắc, nếu đúng là sinh thật thì bố con phải về thật nhanh để còn kịp là người đầu tiên được đón. Rồi mẹ dặn bố gọi cho bà nội còn mẹ gọi cho bà ngoại. Bà ngoại thì cuống lên ngay. Bà lúc nào cũng thế!
Mẹ gọi cô Linh xuống đi cùng mẹ đến viện lúc 7h30, dì Dung dì Meo mẹ phân công ngồi chờ bà ngoại rồi cùng vào, và quán xuyến việc nhà khi mẹ đi vắng. Cô Linh của con thì nhanh nhẹn hơn, dù gì cô cũng học 3 năm cấp 3 dưới Hà Nội, tuy cô cũng cùng một giuộc như các dì con, ngơ ngác chẳng biết tí kinh nghiệm gì...nhưng lúc ấy, cô và các dì là những người thân duy nhất mẹ có...
Hôm ấy bão, gió ầm ầm ngoài đường, cô Linh cầm ô lúp xúp chạy theo mẹ, chả bù mẹ bụng chửa vượt mặt vẫn lao phăm phăm đi tìm taxi, mẹ sợ chậm trễ nhỡ đâu ảnh hưởng tới con. Bão số 5 về, mọi người đi taxi hết, lại đúng vào giờ đi làm, (hôm ấy mẹ chưa tính hết mọi nhẽ, ra đường đến viện lại vẫn trùng vào giờ làm chứ), đường tắc kinh khủng, chẳng thể tìm được 1 cái taxi. Mẹ sốt ruột chạy thẳng vào phía cổng chùa Duệ, may quá tìm được một anh, mẹ gọi cô Linh lúc ấy vẫn đang cầm ô chạy đuổi theo, nghĩ lại buồn cười quá. Dọc đường đến viện, mẹ hồi hộp chẳng nói mấy từ. Mẹ gọi điện thêm cho cô Lan bạn mẹ, cô Lan là mẹ chị Bông và em Bống ấy. Cô Linh con thì cũng đầy lo âu, chắc cũng ngồi vặn vẹo lắm. Hì hì...
Đến viện, làm thủ tục xong lên bàn khám trong phòng cấp cứu là lúc 9h. Tới lúc cô y tá tuyên bố "Mở 2 phân rồi, chuyển dạ rồi nhé, sang làm thủ tục sinh" mẹ bỗng bật khóc. Cô Linh con và cô Lan bạn mẹ lúc ấy vẫn đang ngồi ở phía ngoài. Mẹ lúc ấy chỉ thèm có bố con ở bên cạnh, mẹ chỉ sợ ngộ nhỡ bố con không kịp về.
Mẹ đi ra ngoài, mặt lại tỉnh bơ, tuyên bố với cô Lan và cô Linh là đi làm thủ tục thôi, sắp đẻ rồi. 2 cô chạy loạn lên bắt đầu xếp hàng đặt phòng nộp tiền các thứ. May quá toàn những người nhanh nhẹn. Còn mẹ, mẹ chỉ kịp thay váy áo bệnh viện như 1 cái máy, rút điện thoại gọi cho bố con, bảo bố con phải về thật nhanh, đưa túi xách cho cô Linh, chỉ cầm theo điện thoại và lúp xúp chạy theo cô y tá lên phòng chờ sinh...
Lên tới phòng chờ sinh, mẹ vào khám vẫn chỉ mở 4cm, tim của chị Mun vẫn đập đều đặn, nước ối vẫn đủ, mẹ chỉ chờ khi nào cơn đau dồn dập hơn... mẹ nhờ được một cô hộ sinh giúp đỡ các thủ tục là cô Hương của khoa A2. Cô ấy còn rất trẻ. Cô ấy dặn mẹ đi đi lại lại cho dễ sinh, và dặn cứ nửa tiếng lại kiểm tra tim thai một lần. Mẹ đi đi lại lại và quan sát hành lang chờ ấy, bên trái là một dãy phòng chờ sinh, có rất nhiều các bà mẹ khác cũng như mẹ, người thì đã rất đau, người thì vẫn đang nói cười vui vẻ, mẹ thì đi đi lại lại, đôi lúc lại vịn vào tường khi cơn đau thúc xuống. Bên phải là dãy phòng sinh, có những em bé mới sinh ở đó. Mẹ nhìn ngắm và mẹ hình dung ra chị Mun, mẹ chỉ mong tới lúc mẹ được nằm trên cái bàn kia, và Mun khóc oe oe ở kia...
Các cơn đau vẫn đến đều đặn nhưng kiểm tra vẫn chỉ mở 4cm. Cô Hương hộ sinh bảo mẹ thế truyền giục sinh và giảm đau đi, mẹ gật đầu đồng ý, cô ấy truyền cho mẹ 2 chai nước và tiêm 1 mũi gì đó vào tay, và thế là bỗng các cơn đau đến dồn dập, với cường độ mạnh hơn rất nhiều. Lúc này mẹ đã được đưa vào phòng sinh. Mẹ đau đến mức không thở nổi, bà ngoại chỉ được ngồi phía ngoài không nhìn thấy mẹ, bà liên tục gọi điện hỏi mẹ đau ra sao, mẹ đau đến mức chỉ bấm được nút nghe rồi không trả lời được, mãi khi cơn đau qua đi mẹ mới thều thào trả lời bà ngoại là mẹ rất đau. Bà ngoại gửi vào cho mẹ hộp sữa và chai nước, mẹ biết bà và các cô, dì của con đều lo, nhưng lúc này chỉ còn mình mẹ với con mà thôi. Mỗi khi cơn đau đến, mẹ lại nắm chặt tay vào thành giường, có lúc còn nhịn thở cho cơn đau qua nhanh. Rồi mẹ nhận ra là nếu mẹ nhịn thở, thì con có thể sẽ bị nguy hiểm, và thế là mẹ lại cố há miệng ra, mà vẫn không thể thở nổi. Mẹ cảm tưởng mẹ không đứng vững, mẹ cắn chặt lên cánh tay để nén tiếng kêu. Đến nỗi sau khi sinh con ra mấy ngày mà tay chỗ ấy vẫn còn bị tím đấy.
Mẹ cứ chịu đựng cơn đau liên tục như thế, cứ tầm 2-3 rồi 1 phút 1 cơn, suốt từ 10h30 đến tận 3h chiều. Quãng thời gian đó, mẹ đau và mệt đến mức hầu như chẳng nhận thức được rõ ràng xung quanh mọi việc, mẹ chỉ hoàn toàn lắng nghe mỗi khi cô y tá đo nhịp tim của Mun và thông báo đã mở mấy cm. Còn lại chỉ là những tiêng ù ù bên tai và cảm giác đau đến khó thở. Xung quanh mẹ có người gào khóc, có người nằm bò cả ra sàn, cũng có người cũng chỉ vật vã như mẹ. Cơn đau làm chân mẹ run lẩy bẩy. Cảm tưởng không thể chịu nổi nữa...Đúng lúc ấy thì cô Hương hộ sinh bảo mẹ nằm lên bàn sinh. Mẹ lấy hơi và rặn. Và trái ngược với cơn đau dai dẳng lúc trước, con ra đời rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Một cảm giác nhẹ bỗng. Mẹ nằm đó gần như mê man, nhìn thấy người con được nhấc lên, rồi nghe tiếng con khóc mà mẹ lại muốn cười. Rồi tiếng cô hộ sinh thông báo chị Mun được 3,4kg. Mun sinh vào 15h20p ngày 30/9/2011. Nước mắt mẹ chảy ra, và rồi mẹ chìm đi một lúc. Tới lúc mở mắt ra đã thấy bố con cầm tay mẹ, bố bảo bố đã kịp về đón tay con gái đầu tiên, còn con thì đang nằm trong vòng tay bà nội rồi bà ngoại. Hạnh phúc lúc đó với mẹ thật viên mãn. Mẹ lại thấy người khỏe như voi. :D
Còn EM MIN lại đòi chui ra trước ngày dự kiến sinh 2 ngày.
Đêm hôm ấy mẹ nằm ngủ cạnh bố, chị Mun vẫn ngủ trên giường cạnh bà như mọi khi. Mẹ vẫn không có dấu hiệu gì bất thường trong ngày cả, và cũng vốn tự tin vì mình đã có kinh nghiệm lần sinh chị Mun mà lần này mẹ cũng chẳng lo lắng gì. Mẹ vẫn chuẩn bị hết mọi thứ, đã cho vào trong giỏ. Đồ cho Min phải chuẩn bị ít hơn hẳn vì vẫn còn những đồ của chị Mun từ trước. Min được hưởng sái, mẹ chỉ phải chuẩn bị rất ít và luôn luôn sẵn sàng...
Quay lại chuyện đêm đó, mẹ đang nằm ngủ thì nhỏm dậy bảo bố: Anh ơi, hình như em vỡ ối rồi. Bố hốt hoảng dậy bật điện nhà tắm để ánh sáng lọt vào ít thôi cho bà và chị Mun còn ngủ. Bố bảo thế đi bệnh viện nhé? Mẹ bảo bố cứ từ từ để mẹ kiểm tra. Tới khi chắc chắn là mẹ bị vỡ ối thì bố mẹ dậy chuẩn bị thật nhanh để vào bệnh viện. 1h30 sáng bố xách túi đỡ mẹ ra ngõ đón xe. Bà ngoại ở nhà vì còn chị Mun đang ngủ, mẹ bảo bà cứ ở nhà, đã có bố đi cùng mẹ, sáng ra bà hẵng vào cũng được. Bố mẹ đến bệnh viện lúc gần 2h sáng. Khu cấp cứu khi ấy tập trung rất đông các cô chú thực tập, có một cô còn khá trẻ khám cho mẹ và xác nhận đúng là mẹ bị vỡ ối, phải lên phòng sinh ngay thôi. Mẹ bình tĩnh ra thông báo cho bố rồi vào thay quần áo bệnh viện, bố các con ở ngoài gọi điện thoại cho các bà báo tin mẹ đã nhập viện chuẩn bị sinh và nộp tiền viện phí. Xong xuôi là 2h30, bố mẹ đi theo một chú y tá lên khu chờ sinh. Các thủ tục tiến hành giữa đêm, chẳng có một ai ngoài bố mẹ nên rất nhanh gọn. Dọc hành lang lên khu chờ sinh, bố còn bảo mẹ là sáng có khi bố phải qua cơ quan xin nghỉ một tí rồi quay lại. Mẹ bảo bố có khi không kịp đâu, lúc ấy cơn đau đã dồn dập rồi, mẹ đã thấy sự quen thuộc trong các cơn đau có khoảng cách ngày càng ngắn lại. Mẹ đã bắt đầu thấy khó thở. Lên tới khu vực chờ sinh, cả phòng không như lần trước mẹ sinh chị Mun rất đông, lần này chỉ có 2 người là mẹ và một cô nữa với rất nhiều y tá. Các cô tiêm cho mẹ 1 mũi giảm đau mà không cần phải tiêm giục sinh như lần trước sinh chị Mun nữa, vì lúc này các cơn đau đã rất dồn dập. Mẹ lại điệp khúc bám vào cạnh giường và cố gắng thở. Lần trước đau 5 tiếng mới được lên bàn. Lần này chưa được 1 tiếng mẹ đã được các cô gọi lên bàn đẻ. Và bố được gọi vào cùng với mẹ. Bố cầm tay cho mẹ bớt đau. Bố động viên mẹ cố gắng thở đều để em Min không bị khó chịu. Có bố mọi chuyện diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Mẹ hầu như chưa kịp quá đau tới mức mất cả nhận thức xung quanh như hồi sinh chị Mun, mẹ chỉ mới chớm rất đau thì các cô đã cho mẹ sinh Min. Bố là người chứng kiến khi em Min chào đời, bố cũng là người đầu tiên đón tay em. Cô y tá thông báo Min được 3,4kg - Em sinh lúc 4h20 sáng ngày 24/1/2013. Bên ngoài, bà ngoại đã xách làn quần áo cho mẹ vào. Mẹ và Min được chuyển tới phòng hậu sinh và được bà ngoại chăm sóc trong lúc bố con lên công ty xin nghỉ phép. Tới sáng thì Mun vào, chị Mun gây lên một cuộc náo loạn nho nhỏ trong phòng hậu sinh khi líu lo lên thơm em Min, rồi bế em Min, rồi trèo lên giường với mẹ, rồi thì đi ngúng nguẩy trong phòng. Ôi cái dáng chị ấy ngúng nguẩy nhìn đáng ghét lắm. Còn em Min thì rất ngoan, em ngủ say mê trong tấm chăn sơ sinh của bệnh viện.
Và sau đó là những ngày các con đã đến bên và ở cùng bố mẹ.
Là những ngày chúng ta có nhau.
Mẹ muốn nói mẹ yêu các con thật nhiều. Thật nhiều!!!
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
"Vì cuộc đời là những chuyến đi..."
Đã từng coi đó là châm ngôn sống của Tôi tuổi 20
Đã từng "vác ba lô lên và đi" - nhẹ nhàng, đơn giản và đầy háo hức. Lần nào cũng tràn trề nắng gió, tự do, tràn trề lạc quan sau mỗi chuyến đi.
Đã từng mỗi lần thấy cuộc sống trì trệ, lại nghĩ tới "xách ba lô lên và đi", và khi đi lại thấy hạnh phúc đã ngập tràn.
Nhưng lâu lắm rồi không thế nữa.
Từ khi gắn bó với một người, hạnh phúc của một ngày là thấy người ấy bình yên trở về nhà, vui khi người ấy vui, chán khi người ấy chán...Không còn những xao động, những lỗ hổng cần phải được lấp đầy bằng những chuyến đi. Nhìn chung là bình yên và hạnh phúc, tuy có đôi khi vẫn thấy thật thiếu. Con người là thế nhỉ? Chẳng bao giờ bằng lòng với những gì mình có.
Ngày hôm qua thì thiếu đến kinh khủng một chốn bình yên. Ngày hôm nay bỗng lại giật mình thấy mình sao bình yên quá. Phụ thuộc quá. Bao lâu nay không tự soi gương. Cứ nhìn mình qua phản ánh của chồng, con. Mà như thế dường như bản thân anh cũng thấy thiếu thốn.
Có những lúc chồng mình bảo "anh chẳng tìm thấy em đâu"...
Ba năm đã thế, 30 năm nữa rồi sẽ như thế nào nhỉ? ...... Chắc là lại sắp phải đi thôi. Chồng nhỉ?
Từ khi gắn bó với một người, hạnh phúc của một ngày là thấy người ấy bình yên trở về nhà, vui khi người ấy vui, chán khi người ấy chán...Không còn những xao động, những lỗ hổng cần phải được lấp đầy bằng những chuyến đi. Nhìn chung là bình yên và hạnh phúc, tuy có đôi khi vẫn thấy thật thiếu. Con người là thế nhỉ? Chẳng bao giờ bằng lòng với những gì mình có.
Ngày hôm qua thì thiếu đến kinh khủng một chốn bình yên. Ngày hôm nay bỗng lại giật mình thấy mình sao bình yên quá. Phụ thuộc quá. Bao lâu nay không tự soi gương. Cứ nhìn mình qua phản ánh của chồng, con. Mà như thế dường như bản thân anh cũng thấy thiếu thốn.
Có những lúc chồng mình bảo "anh chẳng tìm thấy em đâu"...
Ba năm đã thế, 30 năm nữa rồi sẽ như thế nào nhỉ? ...... Chắc là lại sắp phải đi thôi. Chồng nhỉ?
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
Thư gửi các con 3
Hôm nay bố chã đi thi bằng lái xe. Chúc bố chã thi đậu nhé!
Tối qua lúc mẹ đi đón bố, mẹ bảo bố vậy là đã 15 ngày bố đi làm liên tiếp rồi đấy Mun nhỉ.
Ngày nào mẹ cũng lai bố ra khỏi nhà từ lúc đường còn lưa thưa bóng người, tối lại đón lúc cả thành phố đã sáng rực ánh đèn điện. Bố về nhà cũng chỉ kịp tắm rửa, ăn vội bát cơm xong thì em Min cũng đã đến giờ đi ngủ. Đôi khi bố cũng chẳng kịp thơm em, bố chỉ kịp nhắm tịt mắt vào và khò khò thôi trong khi tay vẫn cầm quyển sách. Bố cũng bảo mẹ là bố làm cố tuần này, như vậy tuần tới bố có thể được nghỉ 2 ngày là thứ 6 và thứ 7 rồi. Để về thăm con đấy con à. Bố đếm từng ngày để được về thăm con. Thế mà buồn quá, cuối tuần này mẹ bận việc công ty rồi, phải hoãn lại lịch về thăm con. Tối nay bố đi thi về, mẹ sẽ hỏi bố về lịch cuối tuần sau Mun nhé. Bố mẹ sẽ về nhà ông bà. Mặc dù lần nào đi cũng mong con đừng khóc, lại cũng mong con cứ khóc...
Một tháng với bố mẹ dưới này sao mà nhanh, sao mà chậm. Nhanh vì ngày trôi qua nhanh quá, công việc cuốn bố mẹ đi, cuối ngày về chỉ kịp bế em Min một chút, đôi khi xong việc nhìn đồng hồ cũng là lúc biết con đã đi ngủ, bố mẹ lại nhớ về con, lại mở điện thoại ra xem, nhưng nhớ vậy thôi mà có phải lúc nào cũng gọi được cho con đâu. Lại nghĩ giờ đó con đã ngủ hoặc sắp ngủ, lại nghĩ con có thích điện thoại đâu. Con chỉ Mẹ ơi, Bố ơi...rồi lại phải ra với các trò chơi của con. Con còn bé bỏng quá mà. Cái con cần đâu phải vài câu nói, con cần bố mẹ ở bên, được bố mẹ bế trên tay, ru đi ngủ, sáng sớm tỉnh dậy thấy bố mẹ nằm cạnh đang nhìn con cười. Thế là con có thể hết quay sang trái lại sang phải thơm người này người kia...
Mun càng lớn càng biết, mẹ càng thấy thương Mun nhiều hơn. Đôi khi mẹ lại mong Mun vẫn chưa nhận thức được nhiều, để con ở nhà với ông bà mà vẫn thấy vui, thấy đủ đầy. Trẻ con thì chỉ cần được ăn ngủ điều độ, được chăm sóc tốt là đủ. Mẹ vẫn thầm mong sao con vẫn ở cái tuổi ấy...Dẫu đôi khi mẹ giật mình, mẹ thấy dường như con gái mẹ lớn hơn tuổi rất nhiều.
Mẹ không thích mỗi khi ông bà bảo con gọi Mẹ ơi, con nhớ...Mẹ chỉ muốn Mun là 1 em bé nhỏ, mẹ gọi thì biết dạ, mẹ hỏi con chó sủa thế nào thì con bảo "Gâu gâu". Mẹ muốn con được sống hồn nhiên đúng tuổi của con.
Mẹ thiếu con vô cùng. Một tháng xa con thực sự sao lại xa như thế.
....
Ngày ngày điên cuồng tìm đất cát, vốn chỉ xuất phát từ một mong muốn lớn nhất, là được ổn định để đón con xuống cùng...
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013
Thư gửi các con 2
Cứ lý do rồi lý trấu. Cuối cùng cái lười viết trở thành bệnh. Cũng còn may là ngày nào trong đầu mẹ cũng hình dung ra các câu chuyện để nói với các con, viết cho các con và gom góp tư liệu được mỗi ngày một chút.
Mẹ nhớ Mun nhiều, Vậy là Mun đã ở trên nhà ông bà được gần 2 tháng vắng bố mẹ. Mẹ biết Mun nhớ bố mẹ nhiều lắm. Lần trước về rồi đi con khóc mãi không thôi. Phần vì ông bà, phần vì cuộc sống dưới này có em đang chưa ổn định, phần vì lo cho sức khỏe và sự hoạt bát của con, bố mẹ đành để con ở quê. Con trở thành gái quê chính hiệu. Hihihh.....Con chỉ thích đi chân đất, con thích chơi với chó mèo, con la hét rất to, con trở nên không còn nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ, bạo dạn và hồn nhiên. Con đang dần trở thành một cô bé vô cùng đáng yêu. Mẹ vẫn luôn thầm sung sướng mỗi khi thấy con đạt được một "thành tích" mới như thế. Bố mẹ giờ đây chỉ mong sao nhà mình sớm ổn định, để gia đình mình đoàn tụ, mẹ sẽ chăm sóc các con dẫu còn đầy sự vụng về.
Em Min thì giờ ghê gớm lắm rồi, hôm nay em đã được tròn 4 tháng tuổi. Em hay ăn vạ chứ không ngoan như con ngày trước. Em hay hờn mẹ, và mỗi khi hờn thì mẹ và bà hay các dì toàn phải bế em lên, nựng nịu em mãi em mới chịu thôi. Không như con gái của mẹ, chỉ khóc hờn được một lúc rồi lại tự chơi ngoan (Mẹ thương con thật nhiều). Em Min đã biết lẫy, có thể trườn được giật lùi nữa, chân em đạp thì rất khỏe, suýt rách cả áo bà (Ngày trước chân con cũng đạp khỏe như thế). Mẹ cũng tắm cho em bằng nước vắt chanh giống như với con, có điều xưa mẹ tắm cho Mun hoàn toàn bằng nước sôi tới khi con hơn 4 tháng tuổi, còn nay mẹ "rèn luyện" cho em hơn, mẹ cho em tắm nước lã từ khi em mới 2 tháng tuổi. Con trai là phải thế, con nhỉ? Em cũng trộm vía chịu khó ăn hơn con, bây giờ có lúc em đã ăn được 210ml, bằng mức của con hiện tại rồi đấy, con biết không hả con gái lười ăn của mẹ?
Không biết Mun có giận mẹ lắm không nhỉ? Mẹ vẫn nghĩ Mun sẽ giận mẹ, giận lâu, vì tội để con sống xa mẹ dù biết chỉ là tạm thời. Mỗi lần mẹ ru mà con khóc khóc mếu mếu là mẹ chỉ muốn lôi con ngay xuống Hà nội, không cần ông bà nào chăm đỡ cả, cả nhà mình tự chăm nhau....Nhưng Mun ơi, con còn nhỏ quá, cả em Min nữa, cả gia đình mình cố gắng chờ một thời gian nữa nhé!
Mẹ mua cho Mun 1 cái ca uống nước bằng inox, 1 bộ quần áo xịn và 15 cái quần đùi :D, tuần sau mẹ gửi về cho con nhé?
Em Min giờ biết cả hóng chuyện rồi con ạ. Nhưng khả năng em sẽ bướng lắm. Mấy nữa sống chung chắc hai chị em phải học cách sống hòa bình với nhau thôi. Mẹ chờ mong từng ngày tới ngày đó.
Cuộc sống đôi khi thật mệt mỏi, những lúc ấy, mẹ lại nhớ về con và em, nhớ về bố, như một nơi vững chắc để tâm hồn không còn chông chênh mệt mỏi. Có bố và các con, mẹ biết mình phải đi đâu, phải làm gì, mục tiêu sống cũng thật rõ ràng dễ hiểu, ngày dài trở nên ngắn. Bố và các con, là hạnh phúc nhất đời của mẹ. Hihihhh....
Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013
Thư nhanh viết vội gửi các con ngày 06/5/2013
Gửi con gái 19 tháng tuổi và con trai 3 tháng tuổi của mẹ.
Dạo này thời gian trôi qua nhanh quá. Vèo cái là hết ngày. Mẹ hầu như chẳng còn thời gian vào ghi cho con.
Tối về đến nhà là quấn quýt vào con, buổi tối cho con ngủ thì cả bố cả mẹ cũng díp cả mắt lại.
Cuộc sống trôi nhanh, và hạnh phúc.
Có điều ít thời gian rảnh quá, cho blog này.
Thời gian dành riêng cho mẹ và cho bố, có lẽ là vài phút buổi sáng và vài phút buổi chiều khi mẹ đi đón bố đi làm về. Đi trên đường khi ấy, mẹ và bố dường như trút mọi phiền muộn của một ngày dài. Bố mẹ cũng có những phút giây được cầm tay nhau dù thời gian chỉ bằng đi hết một con đường ngắn ngủi.
Vậy thôi, rồi về đến nhà, lại cơm cơm nước nước, rồi con, cuốn thời gian buổi tối. Rồi lúc con ngủ, dọn dẹp xong thì mắt lại díp vào. :D
Mẹ vẫn muốn viết: mẹ yêu các con thật nhiều. Mẹ thương chị Mun thật nhiều, mẹ cũng thương em Min. Mẹ luôn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho các con, vì các con.
Mẹ.
Dạo này thời gian trôi qua nhanh quá. Vèo cái là hết ngày. Mẹ hầu như chẳng còn thời gian vào ghi cho con.
Tối về đến nhà là quấn quýt vào con, buổi tối cho con ngủ thì cả bố cả mẹ cũng díp cả mắt lại.
Cuộc sống trôi nhanh, và hạnh phúc.
Có điều ít thời gian rảnh quá, cho blog này.
Thời gian dành riêng cho mẹ và cho bố, có lẽ là vài phút buổi sáng và vài phút buổi chiều khi mẹ đi đón bố đi làm về. Đi trên đường khi ấy, mẹ và bố dường như trút mọi phiền muộn của một ngày dài. Bố mẹ cũng có những phút giây được cầm tay nhau dù thời gian chỉ bằng đi hết một con đường ngắn ngủi.
Vậy thôi, rồi về đến nhà, lại cơm cơm nước nước, rồi con, cuốn thời gian buổi tối. Rồi lúc con ngủ, dọn dẹp xong thì mắt lại díp vào. :D
Mẹ vẫn muốn viết: mẹ yêu các con thật nhiều. Mẹ thương chị Mun thật nhiều, mẹ cũng thương em Min. Mẹ luôn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho các con, vì các con.
Mẹ.
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
Nhớ nhớ nhớ....
Nhớ Mun nhớ Mun nhớ Mun nhớ.....
Nhớ con quá Mun à.
Muốn con xuống ở cùng bố mẹ quá.
Xa con lâu quá rồi. Lâu quá là lâu rồi. Lâu từ khi mẹ bắt đầu mang bầu em Min cơ....
Huhhhuhhhhhhhh
Nhớ con quá Mun à.
Muốn con xuống ở cùng bố mẹ quá.
Xa con lâu quá rồi. Lâu quá là lâu rồi. Lâu từ khi mẹ bắt đầu mang bầu em Min cơ....
Huhhhuhhhhhhhh
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
What should I choose? - Peace or Exciting?
The family value has put great effect on me since the early childhood. I love my Dad, and that is one of the reason why I hate my Mom whenever she displeased any member of my Dad's family and that seems to insult my Dad as well.
I blamed my Mom of living an uneasy life, dishonest life, especially in collecting money.
Then I grown up and got married.
Then I suddenly saw.
If my Dad earned enough to feed us, my Mom would have not been like that. I guest now all her faults are being active, fast respond and sometime too hot tempered. Deep down inside I think she is a good person too, she loves Dad much enough to change herself adapt with living style from Dad's big family.
I always see her acting like a girl, quick and libertine. When we were small, that means whenever Dad is away, we will have to take some kind of cakes for meal time instead of normal meals. I got used to that. And now I feel painful seeing her sometimes having to pleased people. That is not her. We her kids, all like watching her acting freely, caring herself and ignoring trivial bothers (from neighbors, from cousins), she could make us laugh, cry, angry, mad but she is hardly make us sad.
Dad's family had been in my mind as an unique union, Dad's sisters have been always noisy and happy outside, they talk much, laugh much, care much about others. I had been always happy seeing them, hurry inside to pleased them as much as I can.
But now, I realised something different, I realised it seems 1 have to sacrifice so much to keep that community united. Sometimes they care about others so much that beyond the boundary of an outsiders and hurt the insiders. The way they care seems to be mean sometimes. I still love them I guess, as when I wrote this I still feel bad inside. But this morning I stood up against their way of caring deeply into my family with their mean, I blamed them of creating fight inside my family once there is conflict between my Mom and my Dad, all they do is telling my Dad instead of discussing with my Mom and make things worse. I blamed them hardly and at the same time I feed bad and good together. I feel bad for the first time in my life telling them those hard words, and I am more like my Dad than I thought, but at the same time I feel good for standing for my Dad and Mom's family, I realised that Dad and Mom need eachother more than those cousins when they grow old and I realised how selfish they were when they united to fight with my Mom. I felt sorry for my Mom so much and above all I did not regret any about my words even those hurt my uncle as well as hurting myself at the same time.
I feel more good than bad in this, and now I wonder who is me? - A nice lady always trying to please people with well educated attitude or something else, stronger, harder, sharper and feeling good about it?
I blamed my Mom of living an uneasy life, dishonest life, especially in collecting money.
Then I grown up and got married.
Then I suddenly saw.
If my Dad earned enough to feed us, my Mom would have not been like that. I guest now all her faults are being active, fast respond and sometime too hot tempered. Deep down inside I think she is a good person too, she loves Dad much enough to change herself adapt with living style from Dad's big family.
I always see her acting like a girl, quick and libertine. When we were small, that means whenever Dad is away, we will have to take some kind of cakes for meal time instead of normal meals. I got used to that. And now I feel painful seeing her sometimes having to pleased people. That is not her. We her kids, all like watching her acting freely, caring herself and ignoring trivial bothers (from neighbors, from cousins), she could make us laugh, cry, angry, mad but she is hardly make us sad.
Dad's family had been in my mind as an unique union, Dad's sisters have been always noisy and happy outside, they talk much, laugh much, care much about others. I had been always happy seeing them, hurry inside to pleased them as much as I can.
But now, I realised something different, I realised it seems 1 have to sacrifice so much to keep that community united. Sometimes they care about others so much that beyond the boundary of an outsiders and hurt the insiders. The way they care seems to be mean sometimes. I still love them I guess, as when I wrote this I still feel bad inside. But this morning I stood up against their way of caring deeply into my family with their mean, I blamed them of creating fight inside my family once there is conflict between my Mom and my Dad, all they do is telling my Dad instead of discussing with my Mom and make things worse. I blamed them hardly and at the same time I feed bad and good together. I feel bad for the first time in my life telling them those hard words, and I am more like my Dad than I thought, but at the same time I feel good for standing for my Dad and Mom's family, I realised that Dad and Mom need eachother more than those cousins when they grow old and I realised how selfish they were when they united to fight with my Mom. I felt sorry for my Mom so much and above all I did not regret any about my words even those hurt my uncle as well as hurting myself at the same time.
I feel more good than bad in this, and now I wonder who is me? - A nice lady always trying to please people with well educated attitude or something else, stronger, harder, sharper and feeling good about it?
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
37 tuần Min - Lại nỗi lo ùa về.
Bố Mun yêu quý!
Mun yêu của mẹ!
Min yêu của mẹ!
Vậy là hôm nay Min đã sang tuần thứ 37, theo siêu âm có lẽ con đã sang tuần thứ 38 vì thường các chỉ số siêu âm của con lớn hơn tuổi thai gần 1 tuần.
Và mẹ, giờ đây lại đối diện với nỗi lo tưởng như đã không còn từ sau khi mang thai chị Mun con.
Là nỗi lo cho các con!
Hồi mang thai chị Mun, mẹ đã luôn hồi hộp với triệu chứng của nhau tiền đạo. Khi bị ông bác sỹ phán từ tuần thứ 12 rằng mẹ bị nhau tiền đạo. Mẹ đã vào đủ các diễn đàn, đọc đủ các tài liệu và trường hợp, liên hệ với cả các cô các bác khác có cùng hoàn cảnh. Cuối cùng, trộm vía ngàn lần, mẹ sinh chị Mun trong an toàn, khỏe mạnh - đúng như lời mẹ cầu xin hàng ngày trên các con đường mẹ đi, khi qua một bóng cây to, khi qua một đám hiếu, khi qua cả những cái miếu ven đường...Đặc biệt là khi bước chân ra khỏi nhà, mẹ vẫn luôn lẩm nhẩm cầu xin sự phù hộ của Tổ tiên, Đức Chúa trời và cả Đức Phật. Tất cả các đấng Thần Thánh. Và mẹ luôn biết ơn sự phù hộ của các Đấng linh thiêng đã giúp chị Mun con ra đời được an toàn, khỏe mạnh.
Giờ đây với Min, tuy đã bớt lo hơn nhiều, nhưng mẹ cũng vẫn những lời cầu xin ấy. Mẹ những tưởng sau khi sinh chị Mun, với nhiều kinh nghiệm hơn, mẹ không còn phải quá lo lắng với những triệu chứng tưởng như bất thường nữa. Thế mà hôm nay, đọc tài liệu, mẹ lại một lần nữa sống trong sợ hãi...
Min bị dư ối. Tuần thứ 35 chỉ số góc sâu nhất là 75mm, tuần thứ 36 đã lên tới 81. Hôm nay con được gần 37 tuần, mẹ mới lần mò đọc tài liệu, và không thể không lo. Giờ đây mẹ mới biết các nguyên nhân gây dư ối có thể do mẹ, do nhau thai, hoặc do Min với những liệt kê dị tật thật khủng khiếp. Mặc dù mẹ tự trấn an mình rằng mẹ cho Min đi khám bác sỹ tốt nhất, đầy đủ mốc nhất với các kết luận con hoàn toàn bình thường, thậm chí hấp thụ và phát triển tốt hơn cả chị Mun, nhưng mẹ vẫn không làm sao ngăn nổi nỗi lo. Nhỡ đâu con bị làm sao??
Mẹ đã loại gần hết các nguyên nhân từ phía mẹ và lần nhớ lại các lần siêu âm rà soát dị tật của Min, nhưng chẳng gì có thể ngăn mẹ khỏi nỗi lo bây giờ. Mẹ thấy mình yếu và nặng nề, mệt mỏi, không như hồi mang thai chị Mun con, mẹ vẫn phăm phăm cho tới tận ngày sinh...
Giờ phải làm sao? Huhuh....
Mun yêu của mẹ!
Min yêu của mẹ!
Vậy là hôm nay Min đã sang tuần thứ 37, theo siêu âm có lẽ con đã sang tuần thứ 38 vì thường các chỉ số siêu âm của con lớn hơn tuổi thai gần 1 tuần.
Và mẹ, giờ đây lại đối diện với nỗi lo tưởng như đã không còn từ sau khi mang thai chị Mun con.
Là nỗi lo cho các con!
Hồi mang thai chị Mun, mẹ đã luôn hồi hộp với triệu chứng của nhau tiền đạo. Khi bị ông bác sỹ phán từ tuần thứ 12 rằng mẹ bị nhau tiền đạo. Mẹ đã vào đủ các diễn đàn, đọc đủ các tài liệu và trường hợp, liên hệ với cả các cô các bác khác có cùng hoàn cảnh. Cuối cùng, trộm vía ngàn lần, mẹ sinh chị Mun trong an toàn, khỏe mạnh - đúng như lời mẹ cầu xin hàng ngày trên các con đường mẹ đi, khi qua một bóng cây to, khi qua một đám hiếu, khi qua cả những cái miếu ven đường...Đặc biệt là khi bước chân ra khỏi nhà, mẹ vẫn luôn lẩm nhẩm cầu xin sự phù hộ của Tổ tiên, Đức Chúa trời và cả Đức Phật. Tất cả các đấng Thần Thánh. Và mẹ luôn biết ơn sự phù hộ của các Đấng linh thiêng đã giúp chị Mun con ra đời được an toàn, khỏe mạnh.
Giờ đây với Min, tuy đã bớt lo hơn nhiều, nhưng mẹ cũng vẫn những lời cầu xin ấy. Mẹ những tưởng sau khi sinh chị Mun, với nhiều kinh nghiệm hơn, mẹ không còn phải quá lo lắng với những triệu chứng tưởng như bất thường nữa. Thế mà hôm nay, đọc tài liệu, mẹ lại một lần nữa sống trong sợ hãi...
Min bị dư ối. Tuần thứ 35 chỉ số góc sâu nhất là 75mm, tuần thứ 36 đã lên tới 81. Hôm nay con được gần 37 tuần, mẹ mới lần mò đọc tài liệu, và không thể không lo. Giờ đây mẹ mới biết các nguyên nhân gây dư ối có thể do mẹ, do nhau thai, hoặc do Min với những liệt kê dị tật thật khủng khiếp. Mặc dù mẹ tự trấn an mình rằng mẹ cho Min đi khám bác sỹ tốt nhất, đầy đủ mốc nhất với các kết luận con hoàn toàn bình thường, thậm chí hấp thụ và phát triển tốt hơn cả chị Mun, nhưng mẹ vẫn không làm sao ngăn nổi nỗi lo. Nhỡ đâu con bị làm sao??
Mẹ đã loại gần hết các nguyên nhân từ phía mẹ và lần nhớ lại các lần siêu âm rà soát dị tật của Min, nhưng chẳng gì có thể ngăn mẹ khỏi nỗi lo bây giờ. Mẹ thấy mình yếu và nặng nề, mệt mỏi, không như hồi mang thai chị Mun con, mẹ vẫn phăm phăm cho tới tận ngày sinh...
Giờ phải làm sao? Huhuh....
Các chỉ số (AFI) và nguyên nhân gây đa ối
3/2/2012 1:45:27 PM
Nước
ối là chất dịch trong và vàng nhạt, bao quanh thai nhi và tăng dần về
thể tích trong suốt thai kỳ. Thể tích nước ối nhiều nhất vào tuần thứ
34, trung bình là 800ml. Khi thai đủ tháng, tức 40 tuần, lượng nước ối
giảm một chút trung bình khoảng 600ml. Nước ối giúp bé cử động tự do
trong bụng mẹ và cho phép hệ xương phát triển đúng mức.
Nước ối giúp phổi của thai nhi phát triển thích hợp, nhiệt độ xung quanh cơ thể bé ổn định, giúp bé tránh bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng cao. Ngoài ra, nước ối còn bảo vệ bé trước những chấn động bên ngoài bụng mẹ.
Nước ối giúp phổi của thai nhi phát triển thích hợp, nhiệt độ xung quanh cơ thể bé ổn định, giúp bé tránh bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng cao. Ngoài ra, nước ối còn bảo vệ bé trước những chấn động bên ngoài bụng mẹ.
Nước
ối tăng lên hay giảm xuống xuất phát từ vòng tuần hoàn: thai nhi nuốt
nước ối, hấp thụ và thải ra theo đường tiểu. Điều này có nghĩa, thiếu ối
và đa ối liên quan đến khả năng bài tiết nước tiểu và khả năng nuốt
nước ối của thai nhi.
Nguyên nhân gây đa ối
Nói
chung đa ối là do sự sản xuất quá mức nước ối hoặc do rối
loạn tái hấp thu của nước ối. Có những nguyên nhân về phía mẹ,
thai nhi và rau thai.
Nguyên nhân về phía mẹ
- Người mẹ mắc chứng tiểu đường: Tình trạng đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc chứng tiểu đường, nhất là trong quý III.
- Kháng
thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có
thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có
liên quan đến tình trạng đa ối.
- Người
mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng đa ối có thể xảy ra do sự
trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít
nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).
- Loạn dưỡng tăng trương lực cơ (ít gặp).
Nguyên nhân do thai
- Hội
chứng truyền máu song thai: là một rối loạn có tiên lượng xấu, xuất
hiện với tỷ lệ 15% trong thai nghén song thai một màng đệm, hai túi ối,
là biến chứng do đa ối ở thai nhận máu.
-
Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối - đi tiểu,
dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở
bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị, Bất thường hệ thống thần kinh
trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh). Khuyết tật
cấu trúc hệ thống tiêu hoá (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá)
- Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.
Nguyên nhân rau thai
- U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
- U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
- Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau (giang mai).
- Phù
thai không do yếu tố miễn dịch: có tiên lượng rất xấu và thường liên
quan đến đa ối. Trường hợp điển hình có tình trạng phù rau thai.
Các nguyên nhân khác
- Thiếu máu ở bào thai.
- Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…
Triệu chứng
Khoảng
1% bà bầu có khả năng đối mặt với tình trạng thừa nước ối. Nhìn chung
khi thấy, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu khó chịu như: gia tăng những
cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái), nhịp tim tăng
nhanh, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, bí tiểu....
Trên lâm sàng ta có thể gặp 2 hình thái, đó là đa ối cấp và đa ối mãn, đa ối cấp ít gặp hơn.
Đa ối cấp
Đa
ối cấp thường xảy ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ, thường
gây chuyển dạ trước tuần thứ 28 hoặc do các triệu chứng quá
trầm trọng nên phải đình chỉ thai nghén.
Những triệu chứng chủ yếu gây ra do nước ối phát triển nhanh làm tử cung to nhanh chèn ép vào cơ hoành gây khó thở. Hình ảnh lâm sàng phụ thuộc vào mức độ của đa ối và mức độ nhanh chóng của giai đoạn khởi bệnh:
- Bụng lớn nhanh và căng cứng
- Tử cung căng cứng và ấn đau
- Không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
- Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm.
- Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng
- Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
- Tình trạng khó thở ở bà mẹ và tiếp theo có thể xảy ra suy hô hấp.
Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được loại trừ bằng siêu âm trong tình huống này vì đa ối cấp tính có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hoá, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống (spina bifida)....
Những triệu chứng chủ yếu gây ra do nước ối phát triển nhanh làm tử cung to nhanh chèn ép vào cơ hoành gây khó thở. Hình ảnh lâm sàng phụ thuộc vào mức độ của đa ối và mức độ nhanh chóng của giai đoạn khởi bệnh:
- Bụng lớn nhanh và căng cứng
- Tử cung căng cứng và ấn đau
- Không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
- Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm.
- Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng
- Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
- Tình trạng khó thở ở bà mẹ và tiếp theo có thể xảy ra suy hô hấp.
Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được loại trừ bằng siêu âm trong tình huống này vì đa ối cấp tính có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hoá, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống (spina bifida)....
Đa ối mãn
Đa
ối mãn chiếm 95% các trường hợp đa ối và thường xảy ra vào
những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh tiến triển chậm nên bệnh
nhân dễ thích nghi với các triệu chứng hơn. Bệnh nhân không đau
nhiều và không khó thở nhiều như trong đa ối cấp.
Sản phụ đến khám trong ba tháng cuối vì cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng thường phát triển từ từ. Nước ối tăng dần đến một lượng lớn làm tử cung căng to gây khó thở, mệt mỏi.
Khám thực thể:
Tử cung lớn hơn so với tuổi thai
Có dấu hiệu sóng vỗ.
Sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi.
Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng.
Sản phụ đến khám trong ba tháng cuối vì cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng thường phát triển từ từ. Nước ối tăng dần đến một lượng lớn làm tử cung căng to gây khó thở, mệt mỏi.
Khám thực thể:
Tử cung lớn hơn so với tuổi thai
Có dấu hiệu sóng vỗ.
Sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi.
Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng.
Chỉ số nước ối
AFI
– là ký hiệu chỉ số nước ối. Thông thường, các bác sĩ thường đo chỉ số
nước ối như sau: Lấy lỗ rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần bởi 2 đường
dọc ngang. Như vậy đồng thời, cũng chia tử cung ra làm 4 phần. Ở mỗi
phần, chọn ra một túi ối sâu nhất, đo chiều dài của nó. Cộng 4 cái lại
sẽ ra một con số, đó chính là chỉ số ối (AIF). Việc siêu âm để đo chỉ số
nước ối phải được đánh giá ít nhất 2 lần liên tục cách nhau từ 2 - 6
giờ để xác định tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối. Căn cứ và bảng
sau đây để đánh giá chỉ số nước ối là bình thường hay bất thường.
Mức độ
|
AFI (cm)
|
Lưu ý
|
Bình thường
|
6 - 18cm
|
Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này.
|
Dư ối
|
12 - 25
|
Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này là bình thường.
|
Đa ối (bệnh lý)
|
> 25cm
|
Đa
ối gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như: mẹ bị vỡ ối sớm, sinh
non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn
bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Ngoài ra, nước ối nhiều cũng gây
nên tình trạng đờ tử cung, sản phụ có nguy cơ bị băng huyết sau khi
sinh.
|
Thiểu ối
|
<= 5cm
|
Thiểu ối thường đi kèm với nguy cơ cho thai phụ và thai nhi: tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi.
|
Vô ối
|
<3cm span="span">3cm>
|
Nếu thiếu ối dẫn đến vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)