Không thể ngủ ngon, không thể ngừng suy nghĩ lo lắng, không thể cảm thấy thoải mái và vô tư lự, cũng như luôn có cảm giác mệt mỏi, nôn nao, lo lắng, bất an. Trước ngu si cứ nghĩ buồn nôn là do thai vào làm tổ trong tử cung nên gây cảm giác nghén, nay đi siêu âm chẳng thấy tổ đâu, thế là làm mất toi một buổi sáng ngập chìm trong lo lắng buồn bực, đọc được bài này thấy cơn sì trét giảm đi đáng kể. Mình yêu kiến thức! Yêu mọi loại kiến thức!!!
Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa suốt thời kỳ mang thai?
Không ai biết chắc lý do buồn nôn suốt thời kỳ mang thai, nhưng có lẽ do một kết hợp của nhiều thay đổi chất trong cơ thể. Vài nguyên nhân:
• Hormone gonadotropin màng đệm ở người (hCG): hóc môn này tăng nhanh chóng suốt thời kỳ đầu mang thai. Không ai biết hCG góp phần vào chứng buồn nôn như thế nào, nhưng nó là nghi ngờ đầu tiên bởi sự trùng hợp: chứng buồn nôn dường như đạt đỉnh trong cùng thời gian với lượng hCG. Hơn nữa, những trường hợp trong đó phụ nữ có mức hCG cao hơn/nhiều đồng nghĩa với tỉ lệ buồn nôn và nôn ói cao hơn. Nhiều nhà chăm sóc sức khỏe nghĩ rằng chứng ốm nghén là một dấu hiệu tốt bởi vì nó có nghĩa nhau thai phát triển tốt.
• Estrogen: Hóc môn này cũng tăng cao trong thời kỳ đầu mang thai.
• Sự tăng nhạy cảm với các mùi. Một vài hương liệu gây phản xạ ngay lập tức ( vài nhà nghiên cứu nghĩ rằng đây có lẽ là kết quả của mức estrogen cao hơn bình thường, nhưng chưa ai biết chắc chắn)
• Đau dạ dày: những khu vực tiêu hóa của một vài phụ nữ đơn giản là nhạy cảm hơn với những thay đổi trong thời kỳ đầu mang thai. Thật vậy, vài nhà nghiên cứu cho rằng những phụ nữ mang vi khuẩn Helicobactor pylori trong bao tử thường có triệu chứng buồn nôn và nôn mửa nhiều và lâu hơn. Mặc dù thế, không phải tất cả các nghiên cứu đều xác nhận mối liên hệ này.
Và:
"Bạn đừng lo, vì với kỳ kinh bình thường cũng khó mà xác định trứng được thụ tinh vào lúc nào
Nếu bạn có thai vào cuối kỳ kinh thì đó là bình thường
Bạn chỉ cần siêu âm theo dõi theo định kỳ là được"
Có nghĩa là mình chậm kinh được 6 ngày rồi, nhưng siêu âm chưa thấy túi ối là vẫn có khả năng xảy ra.
Và cái này nữa:
Các thai phụ có thể không cần lo lắng rằng sự căng thẳng hay buồn phiền của mình sẽ ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ. Một nghiên cứu mới đây của Trường Sức khoẻ cộng đồng Baltimore cho thấy: đôi khi trạng thái hơi tiêu cực của mẹ lại có lợi cho em bé sau này.
Trong số 137 phụ nữ đang mang thai khoẻ mạnh được đưa vào nghiên cứu, các nhà khoa học tìm ra rằng: nếu ai mang trạng thái tâm lý với mức độ căng thẳng, lo lắng vừa phải trong thời gian tuần từ 24 đến 32, họ sẽ sinh ra những đứa trẻ sớm phát triển về trí tuệ, và khả năng vận động được tăng nhanh ngay ở tuổi thứ 2.
Và hơn hết, một cách khách quan, GS Janet DiPietro và các cộng sự không hề tìm thấy dấu hiệu nào của sự ảnh hưởng xấu từ trạng thái căng thẳng của người mẹ đến sự phát triển cảm xúc và thói quen của đứa trẻ.
Bà cho rằng một vài nghiên cứu từng được công bố trước đây về ảnh hưởng xấu của stress khi mẹ mang thai lên em bé là không chính xác. Những nghiên cứu đó đó luôn kết luận tình trạng của đứa trẻ dựa trên lời kể của các bà mẹ, mà những lời kể này luôn chủ quan, và không đủ tin tưởng để có thể căn cứ vào đó. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học của Baltimore cố gắng để tìm ra những biểu hiện khách quan nhất của đứa trẻ.
Mục tiêu cuối cùng của các nhà khoa học là giúp những thai phụ suy nghĩ một cách bình thản, và đừng bao giờ cảm thấy tệ hại vì đôi khi mình đã bị căng thẳng khi mang thai. Lý do của điều đó là căng thẳng sẽ không tốt cho chính bản thân bà mẹ, chứ không phải cho đứa trẻ. Căng thẳng và lo lắng sẽ làm cho bà mẹ kiệt sức khi đến bàn sinh hay sau khi sinh em bé.
Sinh vật học giải thích rằng những hoá chất được sản sinh từ cơ thể stress của người mẹ có thể là nhân tố thuận lợi đối với sự phát triển của một số cơ quan trên cơ thể đứa trẻ.
Một điều cần lưu ý là nghiên cứu này chỉ được tiến hành với những bà mẹ đôi khi bị căng thẳng khi mang bầu, nghĩa là tình trạng stress chỉ ở mức độ vừa phải.
(Theo VTV.vn, Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét