Mun yêu của mẹ!
Min yêu của mẹ!
Vậy là hôm nay Min đã sang tuần thứ 37, theo siêu âm có lẽ con đã sang tuần thứ 38 vì thường các chỉ số siêu âm của con lớn hơn tuổi thai gần 1 tuần.
Và mẹ, giờ đây lại đối diện với nỗi lo tưởng như đã không còn từ sau khi mang thai chị Mun con.
Là nỗi lo cho các con!
Hồi mang thai chị Mun, mẹ đã luôn hồi hộp với triệu chứng của nhau tiền đạo. Khi bị ông bác sỹ phán từ tuần thứ 12 rằng mẹ bị nhau tiền đạo. Mẹ đã vào đủ các diễn đàn, đọc đủ các tài liệu và trường hợp, liên hệ với cả các cô các bác khác có cùng hoàn cảnh. Cuối cùng, trộm vía ngàn lần, mẹ sinh chị Mun trong an toàn, khỏe mạnh - đúng như lời mẹ cầu xin hàng ngày trên các con đường mẹ đi, khi qua một bóng cây to, khi qua một đám hiếu, khi qua cả những cái miếu ven đường...Đặc biệt là khi bước chân ra khỏi nhà, mẹ vẫn luôn lẩm nhẩm cầu xin sự phù hộ của Tổ tiên, Đức Chúa trời và cả Đức Phật. Tất cả các đấng Thần Thánh. Và mẹ luôn biết ơn sự phù hộ của các Đấng linh thiêng đã giúp chị Mun con ra đời được an toàn, khỏe mạnh.
Giờ đây với Min, tuy đã bớt lo hơn nhiều, nhưng mẹ cũng vẫn những lời cầu xin ấy. Mẹ những tưởng sau khi sinh chị Mun, với nhiều kinh nghiệm hơn, mẹ không còn phải quá lo lắng với những triệu chứng tưởng như bất thường nữa. Thế mà hôm nay, đọc tài liệu, mẹ lại một lần nữa sống trong sợ hãi...
Min bị dư ối. Tuần thứ 35 chỉ số góc sâu nhất là 75mm, tuần thứ 36 đã lên tới 81. Hôm nay con được gần 37 tuần, mẹ mới lần mò đọc tài liệu, và không thể không lo. Giờ đây mẹ mới biết các nguyên nhân gây dư ối có thể do mẹ, do nhau thai, hoặc do Min với những liệt kê dị tật thật khủng khiếp. Mặc dù mẹ tự trấn an mình rằng mẹ cho Min đi khám bác sỹ tốt nhất, đầy đủ mốc nhất với các kết luận con hoàn toàn bình thường, thậm chí hấp thụ và phát triển tốt hơn cả chị Mun, nhưng mẹ vẫn không làm sao ngăn nổi nỗi lo. Nhỡ đâu con bị làm sao??
Mẹ đã loại gần hết các nguyên nhân từ phía mẹ và lần nhớ lại các lần siêu âm rà soát dị tật của Min, nhưng chẳng gì có thể ngăn mẹ khỏi nỗi lo bây giờ. Mẹ thấy mình yếu và nặng nề, mệt mỏi, không như hồi mang thai chị Mun con, mẹ vẫn phăm phăm cho tới tận ngày sinh...
Giờ phải làm sao? Huhuh....
Các chỉ số (AFI) và nguyên nhân gây đa ối
3/2/2012 1:45:27 PM
Nước
ối là chất dịch trong và vàng nhạt, bao quanh thai nhi và tăng dần về
thể tích trong suốt thai kỳ. Thể tích nước ối nhiều nhất vào tuần thứ
34, trung bình là 800ml. Khi thai đủ tháng, tức 40 tuần, lượng nước ối
giảm một chút trung bình khoảng 600ml. Nước ối giúp bé cử động tự do
trong bụng mẹ và cho phép hệ xương phát triển đúng mức.
Nước ối giúp phổi của thai nhi phát triển thích hợp, nhiệt độ xung quanh cơ thể bé ổn định, giúp bé tránh bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng cao. Ngoài ra, nước ối còn bảo vệ bé trước những chấn động bên ngoài bụng mẹ.
Nước ối giúp phổi của thai nhi phát triển thích hợp, nhiệt độ xung quanh cơ thể bé ổn định, giúp bé tránh bị ảnh hưởng khi nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng cao. Ngoài ra, nước ối còn bảo vệ bé trước những chấn động bên ngoài bụng mẹ.
Nước
ối tăng lên hay giảm xuống xuất phát từ vòng tuần hoàn: thai nhi nuốt
nước ối, hấp thụ và thải ra theo đường tiểu. Điều này có nghĩa, thiếu ối
và đa ối liên quan đến khả năng bài tiết nước tiểu và khả năng nuốt
nước ối của thai nhi.
Nguyên nhân gây đa ối
Nói
chung đa ối là do sự sản xuất quá mức nước ối hoặc do rối
loạn tái hấp thu của nước ối. Có những nguyên nhân về phía mẹ,
thai nhi và rau thai.
Nguyên nhân về phía mẹ
- Người mẹ mắc chứng tiểu đường: Tình trạng đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc chứng tiểu đường, nhất là trong quý III.
- Kháng
thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có
thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có
liên quan đến tình trạng đa ối.
- Người
mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng đa ối có thể xảy ra do sự
trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít
nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).
- Loạn dưỡng tăng trương lực cơ (ít gặp).
Nguyên nhân do thai
- Hội
chứng truyền máu song thai: là một rối loạn có tiên lượng xấu, xuất
hiện với tỷ lệ 15% trong thai nghén song thai một màng đệm, hai túi ối,
là biến chứng do đa ối ở thai nhận máu.
-
Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối - đi tiểu,
dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở
bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị, Bất thường hệ thống thần kinh
trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh). Khuyết tật
cấu trúc hệ thống tiêu hoá (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá)
- Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.
Nguyên nhân rau thai
- U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
- U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
- Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau (giang mai).
- Phù
thai không do yếu tố miễn dịch: có tiên lượng rất xấu và thường liên
quan đến đa ối. Trường hợp điển hình có tình trạng phù rau thai.
Các nguyên nhân khác
- Thiếu máu ở bào thai.
- Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…
Triệu chứng
Khoảng
1% bà bầu có khả năng đối mặt với tình trạng thừa nước ối. Nhìn chung
khi thấy, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu khó chịu như: gia tăng những
cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái), nhịp tim tăng
nhanh, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, bí tiểu....
Trên lâm sàng ta có thể gặp 2 hình thái, đó là đa ối cấp và đa ối mãn, đa ối cấp ít gặp hơn.
Đa ối cấp
Đa
ối cấp thường xảy ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ, thường
gây chuyển dạ trước tuần thứ 28 hoặc do các triệu chứng quá
trầm trọng nên phải đình chỉ thai nghén.
Những triệu chứng chủ yếu gây ra do nước ối phát triển nhanh làm tử cung to nhanh chèn ép vào cơ hoành gây khó thở. Hình ảnh lâm sàng phụ thuộc vào mức độ của đa ối và mức độ nhanh chóng của giai đoạn khởi bệnh:
- Bụng lớn nhanh và căng cứng
- Tử cung căng cứng và ấn đau
- Không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
- Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm.
- Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng
- Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
- Tình trạng khó thở ở bà mẹ và tiếp theo có thể xảy ra suy hô hấp.
Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được loại trừ bằng siêu âm trong tình huống này vì đa ối cấp tính có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hoá, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống (spina bifida)....
Những triệu chứng chủ yếu gây ra do nước ối phát triển nhanh làm tử cung to nhanh chèn ép vào cơ hoành gây khó thở. Hình ảnh lâm sàng phụ thuộc vào mức độ của đa ối và mức độ nhanh chóng của giai đoạn khởi bệnh:
- Bụng lớn nhanh và căng cứng
- Tử cung căng cứng và ấn đau
- Không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
- Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm.
- Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng
- Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
- Tình trạng khó thở ở bà mẹ và tiếp theo có thể xảy ra suy hô hấp.
Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được loại trừ bằng siêu âm trong tình huống này vì đa ối cấp tính có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hoá, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống (spina bifida)....
Đa ối mãn
Đa
ối mãn chiếm 95% các trường hợp đa ối và thường xảy ra vào
những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh tiến triển chậm nên bệnh
nhân dễ thích nghi với các triệu chứng hơn. Bệnh nhân không đau
nhiều và không khó thở nhiều như trong đa ối cấp.
Sản phụ đến khám trong ba tháng cuối vì cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng thường phát triển từ từ. Nước ối tăng dần đến một lượng lớn làm tử cung căng to gây khó thở, mệt mỏi.
Khám thực thể:
Tử cung lớn hơn so với tuổi thai
Có dấu hiệu sóng vỗ.
Sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi.
Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng.
Sản phụ đến khám trong ba tháng cuối vì cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh. Các triệu chứng thường phát triển từ từ. Nước ối tăng dần đến một lượng lớn làm tử cung căng to gây khó thở, mệt mỏi.
Khám thực thể:
Tử cung lớn hơn so với tuổi thai
Có dấu hiệu sóng vỗ.
Sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi.
Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng.
Chỉ số nước ối
AFI
– là ký hiệu chỉ số nước ối. Thông thường, các bác sĩ thường đo chỉ số
nước ối như sau: Lấy lỗ rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần bởi 2 đường
dọc ngang. Như vậy đồng thời, cũng chia tử cung ra làm 4 phần. Ở mỗi
phần, chọn ra một túi ối sâu nhất, đo chiều dài của nó. Cộng 4 cái lại
sẽ ra một con số, đó chính là chỉ số ối (AIF). Việc siêu âm để đo chỉ số
nước ối phải được đánh giá ít nhất 2 lần liên tục cách nhau từ 2 - 6
giờ để xác định tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối. Căn cứ và bảng
sau đây để đánh giá chỉ số nước ối là bình thường hay bất thường.
Mức độ
|
AFI (cm)
|
Lưu ý
|
Bình thường
|
6 - 18cm
|
Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này.
|
Dư ối
|
12 - 25
|
Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này là bình thường.
|
Đa ối (bệnh lý)
|
> 25cm
|
Đa
ối gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như: mẹ bị vỡ ối sớm, sinh
non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn
bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Ngoài ra, nước ối nhiều cũng gây
nên tình trạng đờ tử cung, sản phụ có nguy cơ bị băng huyết sau khi
sinh.
|
Thiểu ối
|
<= 5cm
|
Thiểu ối thường đi kèm với nguy cơ cho thai phụ và thai nhi: tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi.
|
Vô ối
|
<3cm span="span">3cm>
|
Nếu thiếu ối dẫn đến vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non.
|